Nhân dịp ngày giỗ lần thứ 28 của cụ Nguyễn Đức Cần – Nhà ngoại cảm chữa bệnh đầu tiên của Việt Nam ( 4 tháng 6 năm Quý Hợi – 4 tháng 6 năm Tân Mão 2011)
Tại nơi cụ đang an nghỉ, xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai, Hà Nội , gia đình cùng những người chịu ơn đã trọng thể tổ chức ngày Giỗ của cụ .
Từ sáng sớm đã có hàng trăm người từ khắp nơi về đây thắp hương tưởng niệm và tri ân cụ , một vị thầy vô cùng tôn quý , một Nhà văn hóa tâm linh.
Đúng 9 giờ buổi lễ khai mạc , tham dự có đại diện dòng họ Nguyễn Đức tại làng Đại Yên , Hà Nội, đông đảo bà con , họ hàng của cụ, những bệnh nhân, những người chịu ơn .
Về các cơ quan tổ chức , cá nhân tham dự :
- Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, chủ nhiệm Bộ môn Thông tin dự báo Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người .
- Thiếu tướng – TS NGuyễn Chu Phác, chủ nhiệm Bộ môn cận tâm lý TTNCTNCN
- Trung tá Trần Đức Thịnh, Phó chủ nhiệm Bộ môn cận tâm lý TTNCTNCN
- NNC Phạm Thị Phú
- NNC Hoàng Thị Thiêm
- Ông Lê Ngọc Hoàn, nguyên Bộ trưởng Bộ giao thông
- Đại diện MTTQ địa phương
- Cán bộ, chiến sỹ trường Trung cấp kỹ thuật không quân
- Một số cơ quan báo chí, truyền hình…
Sau đây là một số hình ảnh truong buổi lễ ngày giỗ cụ:
Lễ dâng hương
Đại biểu tham dự chụp hình lưu niệm
Đại biểu tham dự ( từ bên phải sang ) Thiếu tướng Nguyễn Chu Phác, NNC Dương Mạnh Hùng, NNC Điền Thị Dung, MC Nguyễn Tài Đức, Ông Nguyễn Văn Ảnh, Ông Lê Ngọc Hoàn nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.Mời các bạn xem video ngày giỗ cụ tại đây
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một bài phát biểu trong ngày Giỗ cụ Nguyễn Đức Cần.
Bài phát biểu
Nhân dịp 28 năm ngày Giỗ cụ Nguyễn Đức Cần – Nhà ngoại cảm chữa bệnh đầu tiên ở Việt Nam .
( 4 tháng 6 năm Quý Hợi 1983- 4 tháng 6 năm Tân Mão 2011 )Kính thưa các cụ
Kính thưa các ông bà, cùng bà con cô bác
Kính thưa thân nhân trong gia đình cụ Nguyễn Đức Cần
Kính thưa quý vị khách quý
Thưa toàn thể anh chị em
Hôm nay chúng ta có mặt tại đây để tưởng niệm và tri ân cụ Nguyễn Đức Cần - Nhà ngoai cảm chữa bệnh đầu tiên ở nước ta .
Cách đây hơn 100 năm, tại một làng quê ở phía tây kinh thành Thăng Long xưa, một cậu bé đã ra đời và con người đặc biệt đó đã cống hiến suốt cả đời mình với khả năng siêu thường cho việc chữa bệnh và mang lại hạnh phúc cho rất nhiều người, mở ra nền khoa học ngoại cảm ở Việt Nam .
Kính thưa quý vị khách quý.
Cụ Nguyễn Đức Cần ra đời vào đêm 30 Tết Kỷ Dậu 1909 tại làng Đại Yên, Hà Nội và mất vào ngày 13 tháng 7 năm 1983 ( tức ngày mùng 4 tháng 6 năm Quý Hợi ) .Vậy hôm nay chính là ngày chúng ta kỷ niệm 28 năm ngày mất của cụ ( mùng 4 tháng 6 năm Quý Hợi 1983 – mùng 4 tháng 6 năm Tân Mão 2011 ).
Sinh trưởng trong một gia đình nhà nho có truyền thống yêu nước nồng nàn, bản thân cụ cũng đã tham gia cách mạng , từng là Đại đội trưởng Đại đội Lam Sơn . Cụ Nguyễn Đức Cần là một trong những người đầu tiên vượt qua hàng rào vào chiếm Bắc Bộ phủ trong ngày cách mạng 19 tháng 8 năm 1945 tại Hà Nội.
Ngay từ khi còn trẻ tuổi, cậu bé Nguyễn Đức Cần đã có duyên may gặp được những vị thầy tâm linh . Cậu đã được Thầy truyền dạy cách thu nhận linh khí của trời đất ( trường năng lượng vũ trụ ).
Qua những năm tháng tu đạo vô cùng gian khổ trong các vùng núi cao rừng thẳm và trải qua những quãng đường đời lao động vất vả, nếm bao vị cay đắng thử thách, cùng với sự rèn luyện tâm trí không ngơi nghỉ, cụ Nguyễn Đức Cần đã thu nhận được một nguồn năng lượng vũ trụ vô cùng to lớn và những năng lượng tâm linh đó đi qua trái tim đầy lòng yêu thương của cụ , truyền cho cụ một sức mạnh vô cùng lớn lao để cụ trị bệnh giúp đời .
Với một khả năng đặc biệt : chữa bệnh không cần dùng thuốc và từ xa, trong hơn 70 năm sống trong cõi đời , Cụ Nguyễn Đức Cần đã chữa cho hàng vạn bệnh nhân, kể cả những người bệnh “ thập tử nhất sinh” , vô phương cứu chữa, cụ đã mang lại cuộc sống cho rất nhiều người, mang lại nụ cười , hạnh phúc cho gia đình họ.Với tình thương mênh mông đối với những người bệnh , cụ chữa bệnh mà không lấy tiền . Lại nữa , qua việc chữa bệnh , cụ còn giúp người bệnh thấy được những lỗi lầm của họ mà sửa sang tính nết “ ăn ở đối xử làm sao cho đúng nghĩa ’’. Cuộc đời của cụ đã trải qua những tháng năm lao động cực nhọc , cuốc đất trồng cây, gồng gánh trong nắng lửa mưa rầu trong của vùng mỏ, vùng biển và nhiều vùng rẻo cao Việt bắc, chính vì vậy cụ đã cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ của quần chúng lao động thiếu cơm ăn áo mặc, ốm đau bệnh tật không thuốc thang , cụ đã cứu giúp cho hàng ngàn, hàng vạn người bệnh vượt qua những cơn hiểm nguy bệnh nạn. Cụ đã chữa khỏi nhiều loại bệnh như : Điên, ung thư, máu trắng, sơ gan cổ chướng, liệt tay , liệt chân, phù thận, thấp khớp, hen, trĩ , viêm não, đau dạ dày…đã có hàng ngàn bức thư có dán ảnh của những người bệnh gửi đến cảm tạ và ca ngợi công đức của cụ.Nhưng cái mà cụ cảm hóa đến ruột gan tim óc người bệnh là đức độ của cụ, nó không phải là những khuôn sáo đạo lý sách vở mà chính là nguyên tắc trong cuộc sống hàng ngày của cụ , cụ đã thực hiện một cuộc sống cao đẹp : cần-kiệm-liêm chính- chí công vô tư.
Năm 1974 được phép của Ủy ban khoa học nhà nước , nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải đã đến trực tiếp gặp cụ và tiến hành nghiên cứu việc chữa bệnh của cụ.Ngày 26 tháng 4 năm 1974 trong buổi báo cáo của những người nghiên cứu tại Bộ công an . Bộ trưởng Bộ công an Trần Quốc Hoàn đã phát biểu : “ Việc chữa bệnh của cụ Nguyễn Đức Cần là có cơ sở khoa học , trước đây tôi cũng có khả năng này, nhưng do tham gia cách mạng, nếu không tôi cũng có khả năng chữa một số bệnh như cụ Cần ’’. Ngày 30 tháng 4 năm 1974 , có thể gọi là ngày đánh dấu sự ra đời của nền Khoa học ngoại cảm ở nước ta, các cơ quan chức năng đã tiến hành quay phim hai ca chữa bệnh của cụ và các bác sỹ phản biện đã công nhận việc chữa bệnh của cụ đã có kết quả ban đầu . Năm 1983 cụ qua đời , để lại sự tiếc thương cho bao người đã từng biết đến cụ . Năm 1997 Đảng và Nhà nước ta đã cho phép thành lập một Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, trong đó có một Bộ môn nghiên cứu năng lượng sinh học của những con người có khả năng đặc biệt như cụ, và vấn đề chữa bệnh của cụ đã được làm sáng tỏ .
Kính thưa quý vị khách quý .
Trong buổi lễ tưởng niệm 28 năm ngày Giỗ cụ Nguyễn Đức Cần hôm nay, chúng ta nhận thức sâu sắc rằng, tiềm năng của con người là vô cùng to lớn, nhưng điều mà cụ muốn nói với các thế hệ chúng ta là sống làm sao cho đúng nghĩa. Cụ đã khuyên nhủ chúng ta : Hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp, hãy làm những điều tốt đẹp, để cuộc sống của mọi người đều tốt đẹp.
Từ khi cụ về an nghỉ tại nơi đây, rất nhiều người từ khắp mọi miền trong đất nước đã đến đây, dâng lên cụ những nén hương thơm ngát để tưởng niệm, để tri ân cụ, để vinh danh cụ – một vị Thầy vô cùng tôn quý – một Nhà văn hóa tâm linh.
Cũng thật đặc biệt , có nhiều người bệnh cũng tìm đến nơi đây thắp hương tưởng niệm cụ , mong mỏi về những điều tốt lành và thật kỳ diệu là đã có những người đã khỏi bệnh . Trong tháng 4 vừa qua, tờ báo Đời sống và Pháp luật đã có ba số báo liên tiếp của nhà báo Vương Hà trong đó có nói về chỉ số địa từ trường rất cao tại khu vực ngôi mộ của cụ Nguyễn Đức Cần, và các bác sỹ của bệnh viện Quốc tế Việt – Pháp cho biết: Năng lượng địa sinh là phương pháp chữa bệnh có tên là y học bổ xung, bởi trên thực tế có nhiều căn bệnh lạ y học hiện đại không thể chữa được và việc hấp thụ năng lượng địa sinh ở một môi trường tốt có tác dụng với sức khỏe của người bệnh . Từ lý thuyết và thực tế như vậy , nơi đây đã được các nhà khoa học tiếp tục quan tâm nghiên cứu .
Cuối cùng ,chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của những bà con cô bác cùng với thân nhân trong gia đình cụ đã xây dựng nên khu tưởng niệm này .
Chúng ta mong mỏi rằng: Tinh thần đạo đức của Cụ Nguyễn Đức Cần sẽ sáng mãi trong lòng mỗi người chúng ta .
Xin trân trọng cảm ơn.
Cuối buổi lễ tưởng niệm nhân ngày Giỗ cụ Nguyễn Đức Cần, nhà Nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải tặng cuốn sách “ Nguyễn Đức Cần- Nhà văn hóa tâm linh ” cho gia đình .Thay mặt cho gia đình cụ, ông Nguyễn Văn Ảnh con dể thứ hai đã trân trọng cảm ơn các tác giả và cảm tạ tấm lòng của các bà con cô bác, những người chịu ơn, những người biết đến danh cụ, đã đến thắp hương tưởng niệm , nhân ngày Giỗ cụ lần thứ 28
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét