8 tháng 12, 2013

Khoa học ngoại cảm

Những hiện tượng đặc biệt về tinh thần: thường gọi là hiện tượng ngoại cảm (extrasensory), bao gồm những khả năng đặc biệt về tinh thần như: thần giao cách cảm (telepathy), liên lạc với người Âm (clairvoyance), sự tiên tri (precognition), hồi tưởng (retrocognition), thiên nhãn thông (remote viewing), quan trắc ngoại cảm (psychometry), hào quang (xenoglossy), gọi hồn (mediumism), thấu thính (clairaudience), thấu thị (clairsentience), ma ám (possession).

Đặc điểm chung của những hiện tượng Tinh thần là có sự trao đổi thông tin không qua năm giác quan thông thường. Mọi người chúng ta có năm giác quan là: thị giác (mắt), thính giác (tai), vị giác (lưỡi), khứu giác (mũi), và xúc giác (da). Năm giác quan này giúp chúng ta cảm nhận được thế giới xung quanh mình.


Những người có những khả năng đặc biệt, vượt ra ngoài giới hạn của năm giác quan thông thường thì người đó gọi là nhà ngoại cảm (extrasensory).

Có 4 lý do để trở thành Nhà ngoại cảm:

1- Bẩm sinh : Tức là sinh ra đã có khả năng ngoại cảm.
2- Hình thành sau khi trải qua một biến cố như bệnh lý hiểm nghèo, đã ở giữa cái chết và sự sống, thậm chí đã chết lâm sàng, rồi sống lại , hoặc trải qua một chấn động nào đó.
3- Các vị thiền sư tu hành lâu năm, đắc đạo mà thành.
4- Được đào tạo mà thành. Khả năng của những người này thường kéo dài không được lâu.

Hiện tượng đặc biệt về Thể xác: bao gồm những hiện tượng đặc biệt của cơ thể như: tâm năng điều khiển (psychokinesis), năng lượng ma (poltergeist), hiện hình (materializations), chữa bệnh tâm linh (psychic healing, faith healing), sự trùng hợp (synchronicity), thôi miên (hypnosis).

Đặc điểm chung của những hiện tượng Thể xác thường có những thay đổi về thể xác dưới sự tác động của tâm năng.

Hiện tượng đặc biệt về Sinh tử: nghiên cứu sự tồn tại của ý thức sau khi chết, bao gồm hiện tượng về ma quỷ (ghost), thoát xác (out-of-body experience OBE), đầu thai (reincarnation), chết đi sống lại (near-death experience NDE).

Sự phân chia lĩnh vực cận tâm lý nói trên chỉ mang tính tương đối, có những hiện tượng xảy ra khó phân định thuộc nhóm nào, bên cạnh đó có nhiều hiện tượng lạ thường, không giải thích được bằng khoa học.

Ngoại cảm thuộc về khoa học huyền bí (pseudoscience), vì vậy tất cả hệ thống lý thuyết cũng như phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại không thể áp dụng trong lĩnh vực này được. Hiệp hội Cận tâm lý học của Mỹ lựa chọn phương pháp nghiên cứu bằng thực nghiệm (experimental research), thông qua những số liệu thống kê để kết luận đánh giá về hiện tượng tâm linh.

Trên thế giới, đã thành lập các trang tâm nghiên cứu về tâm linh, đó là :

- Hội nghiên cứu tâm linh của Anh (Society of Psychical Research) thành lập từ năm 1882 và Trung tâm Nghiên cứu tâm linh (Psy Research Centre - Serena Roney Dougal)
- Hội nghiên cứu tâm linh của Mỹ thành lập năm 1885.
- Năm 1969, Mỹ đã chính thức thành lập Hội Nghiên cứu Cận tâm lý (American Parapsychological Association), trực thuộc Hội Xúc tiến khoa học Mỹ (American Association for the Advancement of Science).
- Viện Hàn lâm Tôn giáo và Tâm linh của Mỹ (Academy of Religion and Psychical Research).
- Trung tâm nghiên cứu những hiện tượng cơ bản và dị thường (The Centre for Fundamental & Anomalies Research).
- Hội Nghiên cứu cận tâm lý Nhật (Japaness Society for Parapsychology) thành lập năm 1968, xuất bản tờ tạp chí Cận tâm lý Nhật (Japaness Journal for Parapsychology).
- Hội Nghiên cứu Tâm linh Scotland (Scottish Society for Psychical Research) thành lập năm 1987.
- Hội Nghiên cứu khí công, Hội nghiên cứu công năng đặc dị được thành lập ở Trung Quốc.
- Hội Nghiên cứu Cận tâm lý Úc (Australian Society for Parapsychology).

- Ở Việt Nam, Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người được thành lập vào ngày 14 tháng 11 năm 2012, do GS TSKH Phạm Minh Hạc làm Viện trưởng, Viện phó là NNC Nguyễn Phúc Giác Hải và PGS- TS Nguyễn Ngọc Quyên.

Trích trong cuốn sách " Nguyễn Đức Cần - Nhà văn hóa tâm linh " tái bản lần 4

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét