21 tháng 5, 2012

Buổi Tọa đàm lần thứ hai về cụ Nguyễn Đức Cần

Sáng ngày 27 tháng 8 năm 2011, Bộ môn thông tin dự báo và Bộ môn Cận tâm lý, tổ chức buổi Tọa đàm
"Nhà chữa bệnh Nguyễn Đức Cần và những bước đi đầu tiên của khoa học ngoại cảm ở nước ta "
Địa điểm : Bộ tư lệnh Lăng CTHCM. số 1 Ông Ích Khiêm, Hà Nội

Nội dung
1- Giới thiệu thân thế và cuộc đời Nhà ngoại cảm Nguyễn Đức Cần : ô. Nguyễn Tài Đức
2- Người chữa bệnh đặc biệt : NNC Nguyễn Phúc Giác Hải
3-Đạo đức Nhà ngoại cảm chân chính : Thiếu tướng Nguyễn Chu Phác

Tham luận
1- Gs vũ khiêu
2- Gs-Ts Đoàn Xuân Mượu
3- Thiếu tướng -Nhà văn Hồ Phương
4- Nhà báo Trịnh Tố Long
Báo cáo của Nhà ngoại cảm Phạm Thị Phú ( sông Công, Thái Nguyên )

------------------------------------
Sau đây xin giới thiệu với bạn đọc biên bản buổi tọa đàm:


Biên bản buổi  Tọa đàm“Nhà chữa bệnh Nguyễn Đức Cần và những bước đi đầu tiên của khoa học ngoại cảm nước ta ”

Hôm nay, ngày 27-08-2011, tại phòng họp Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, số 1 phố Ông Ích Khiêm, Hà Nội, Bộ môn Thông tin dự báo & Bộ môn Cận tâm lý thuộc TTNCTNCN cùng con cháu cụ Nguyễn Đức Cần đã tổ chức buổi tọa đàm với tiêu đề : “ Nhà chữa bệnh Nguyễn Đức Cần và những bước đi đầu tiên của khoa học ngoại cảm nước ta ” nhằm thu thập thông tin, tư liệu, thảo luận cũng như tôn vinh nhà Ngoại cảm- Người chữa bệnh bằng Tâm linh đầu tiên dưới chế độ mới- Thời đại Hồ Chí Minh.
Sau hơn 4 giờ làm việc liên tục, với 8 bài phát biểu ( đã được in và phát tới mỗi đại biểu dự tọa đàm ) cùng với sự tiếp xúc trực tiếp một số bệnh nhân đã được cô Phạm Thị Phú-một nhà ngoại cảm kế tục cụ Nguyễn Đức Cần- chữa khỏi bệnh.

Chúng tôi-130 đại biểu dự tọa đàm gồm các nhà khoa học, các cán bộ nghiên cứu, đại diện gia đình, một số nhà ngoại cảm, một số nhân chứng đã nhất trí đi đến kết luận sau :

1.Trên thế giới đã và đang có một số người, một số địa danh có thể chữa bệnh không dùng thuốc. Ở Việt Nam, cụ Nguyễn Đức Cần là người đầu tiên, công khai-trong chế độ mới-làm được việc này, và cụ Nguyễn Đức Cần cũng là người đầu tiên được là đối tượng nghiên cứu một cách nghiêm túc của một cơ quan khoa học: Ủy ban Khoa học Nhà nước (VN) trong đó có nhà nghiên cứu đầy tâm huyết-Nguyễn Phúc Giác Hải.

2. Thông qua những tư liệu, những dẫn chứng đầy sức thuyết phục, việc chữa bệnh không dùng thuốc, không chạm vào cơ thể bệnh nhân là có thật. Cụ Nguyễn Đức Cần đã có một khả năng kỳ diệu, một phương pháp chữa bệnh rất thần tình. Hàng vạn bệnh nhân, hàng chục căn bệnh nan y đã được cụ Nguyễn Đức Cần chữa khỏi.

3. Để làm được công việc nhân đạo và kỳ lạ này, bản thân cụ Nguyễn Đức Cần đã phải khổ luyện, phải hy sinh rất nhiều trong cuộc sống riêng. Bên cạnh một khả năng siêu phàm, Cụ còn là một tấm gương sáng về đạo đức, lòng vị tha và lối sống cần kiệm, hòa đồng.
Cụ chống mê tín, dị đoan. Cụ chỉ chữa cho những bệnh nhân mà cụ “nhìn” thấy họ có đức độ. Cách chữa kỳ lạ mà rất hiệu nghiệm .

4. Ngoài chữa bệnh, trong một số công trình nghiên cứu, sưu tầm, ta thấy rằng ở cụ Nguyễn Đức Cần còn có những khả năng kỳ lạ khác như tiên tri, đọc được ý nghĩ của người đối diện, bằng ý nghĩ cụ có thể điều khiển từ xa hành vi người khác.

5. Theo một số nhà nghiên cứu, việc chữa bệnh của cụ Nguyễn Đức Cần thực chất là việc truyền năng lượng. Nhưng , năng lượng dù mạnh đến mấy, sau một thời gian sử dụng phải tiêu hao, phải có cách “nạp”. Tuy nhiên, cả cụ Nguyễn Đức Cần,và cả cô Phạm Thị Phú ( ở Sông Công, THái Nguyên), năng lượng để chữa bệnh đó như một nguồn vô tận. Đây là một vấn đề cần nghiên cứu : Phải chăng đã có một sự trợ giúp nào đó từ Cõi Vô Hình? Nhiều cán bộ nghiên cứu với một số công cụ đo đạc hiện đại đã phát hiện nơi mộ phần của cụ có sóng năng lượng rất cao.

6. Có ý kiến cho rằng những khả năng đặc biệt của cụ Nguyễn Đức Cần nói riêng; của các nhà ngoại cảm-nói chung, một phần có được do trên đất nước Việt Nam nhiều vùng có Địa Linh-Nhân Kiệt, được hồn thiêng sông núi phù trợ.

7. Trong buổi tọa đàm, các đại biểu đã được nghe, được trực tiếp nhìn thấy khả năng chữa bệnh không dùng thuốc của cô Phạm Thị Phú rất kỳ diệu. Đây cũng là một người có khả năng đặc biệt, có tâm, có đức. Cô Phú đã chữa cho rất nhiều người thoát khỏi các căn bệnh hiểm nghèo. Sử dụng đôi bàn tay, bàn chân, cô Phú tác động lên bệnh nhân và chỉ có vậy, như là một phép lạ một số bệnh tật tan biến, người bại liệt đứng dậy đi, người câm cất tiếng nói. Bằng cách “Soi nghiệp” cô Phú chỉ ra nguyên nhân tâm linh của một số bệnh, đó là sự “ gánh Quả ” do “cái Nhân” mà gia tiên, dòng tộc hoặc bản thân gây ra. Từ đó, cô cùng gia đình tìm cách chữa tận gốc.

Những bài phát biểu trong buổi tọa đàm đều khẳng định : khả năng chữa bệnh bằng Tâm linh là có thật. Đây là một tiềm năng vô tận của con người, là di sản tinh thần vô giá của của dân tộc ta. Cụ Nguyễn Đức Cần-một nhân tài, đức độ trọn vẹn xứng đáng là một danh nhân văn hóa tâm linh, là niềm tự hào của mỗi chúng ta.

Để tôn vinh cụ Nguyễn Đức Cần, toàn thể các đại biểu dự tọa đàm đã thống nhất một số kiến nghị

1.Tái bản ( có bổ sung ) cuốn sách “ Nguyễn Đức Cần- Nhà văn hóa tâm linh”

2.Kêu gọi sự giúp đỡ, đóng góp của mọi người để tôn tạo khu Lăng mộ cụ Nguyễn Đức Cần

3.Đề nghị con cháu cụ Nguyễn Đức Cần làm hồ sơ, các cá nhân, và tổ chức có tâm huyết sẽ báo cáo với tổ chức Đảng, và chính quyền có sự công nhận , tôn vinh cụ.

4.Giúp đỡ và đề nghị lên các cơ quan chức năng có biện pháp bảo vệ những người đang là thế hệ tiếp của cụ Nguyễn Đức Cần để họ có điều kiện phát huy tài năng, mang đến nhiều lợi ích cho xã hội, nhất là với những bệnh nhân hiểm nghèo.

Thay mặt Ban tổ chức buổi Tọa đàm, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý vị đại biểu, lãnh đạo và chiến sĩ Bộ tư lệnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà tài trợ đã giúp đỡ để cuộc Tọa đàm đạt được kết quả tốt đẹp.

Biên bản này đã đọc và được thông qua lúc 12h5 ngày 27 tháng 8 năm 2011.

Hà Nội, ngày 27 tháng 8 năm 2011
Thư ký buổi tọa đàm
Nhà giáo Quan Lệ Lan

Sau đây xin giới thiệu một số hình ảnh buổi tọa đàm:

130 đại biểu tham dự hội nghị

 NNC Nuyễn Phúc Giác Hải phát biểu khai mạc hội nghị

 Thiếu tướng - TS Nguyễn Chu Phác phát biểu tại buổi Tọa đàm

ô. Nguyễn Tài Đức giới thiệu Thân thế và cuộc đời của cụ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét