20 tháng 5, 2012

Tham luận - Đạo đức nhà ngoại cảm chân chính

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Thiếu tướng-Tiến sỹ Nguyễn Chu Phác, trong buổi Tọa đàm "Nhà chữa bệnh Nguyễn Đức Cần và những bước đi đầu tiên của khoa học ngoại cảm nước ta" tổ chức ngày 27 tháng 8 năm 2011, tại Họi trường Bộ tự lệnh lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Thiếu tướng - Tiến sỹ Nguyễn Chu Phác
Bác sỹ có lời thề của Hy-po-crat. Lương y có lời gia huấn của Hải Thượng Lãn Ông. Nhưng thầy chữa bệnh bằng tâm linh - ngoại cảm không dùng thuốc như Cụ Nguyễn Đức Cần có đạo đức đặc biệt, nhiều nhà nghiên cứu lúc ấy và hiện nay cũng đang tiếp tục lý giải. Ngày nay, một số nhà ngoại cảm chân chính và nhà văn hoá tâm linh chân chính cũng được nhiều người dân tôn vinh là thầy. Nhưng thầy có quyền năng huyền bí như cụ Nguyễn Đức Cần mà trong cuốn “Nguyễn Đức Cần- Nhà văn hoá tâm linh” đã nêu lên có nhiều chuyện làm tấm gương sáng không những đối với các loại thầy chữa bệnh mà còn là tấm gương soi chung đối với tất cả mọi người. Đặc biệt là đối với các nhà ngoại cảm trong thời đại hiện nay. Một thời đại lòng từ thiện của con người đang phát triển, nhiều tài năng đích thực, và có nhiều người tử tế. Nhưng chúng ta cũng đang sống trong thời đại vàng thau lẫn lộn, tà vong quấy phá, ngoại cảm giả danh, từ thiện cửa miệng, và kẻ cơ hội nổi lên kiếm chác.



Vì vậy, chúng tôi xin nêu thêm vài chuyện về tấm lòng của nhà văn hoá tâm linh Nguyễn Đức Cần để chúng ta cùng suy ngẫm.

1. Một hôm, trong một buổi tiếp chuyện có một ông do bực tức trong cuộc sống đã đến cụ Cần thưa với cụ là: “Lạy ông, sao trời không giết hết bọn người gian tham, độc ác”. Cụ từ tốn trả lời rằng: “Trong mỗi con người ta đều có thiện có ác. Bản thân ta cũng có lúc ác nếu giết thì giết cả mình? Nếu giết mọi người chết hết, thì mình ở với ai”. Cụ bảo chúng ta khi xem xét một vấn đề gì đó hay về một con người cụ thể nào đó thường chỉ thấy được người mà quên đi mình. Ta nhận xét người khác với những thói xấu của họ bằng một con mắt khắt khe của ta mà đôi khi lại quên đi chính mình cũng còn có bao nhiêu thói hư, tật xấu và cũng có lúc làm điều ác.

2. Trong vô vàn những người bệnh lên gặp cụ, có một người bà con thấy khó chịu. Bà bệnh nhân này lần nào cũng đến nhà cụ rất muộn, mãi sẩm tối mời thầy bà ta thuê xe xích lô đến và mới vừa bào đến cổng ngõ nhà cụ, chưa thấy cụ đâu, bà ta đã nói oang oang: “Con lạy cụ ạ! Con lạy cụ ạ!”. Mà cụ thì sau một ngày tiếp khách bận rộn vừa mời ngả mình được một chút, thế mà khi bà ta vào trong nhà thì cụ đã dạy và ra ngồi ở chỗ tiếp khách hàng ngày. Mấy người bệnh ngồi ngoài sân lẩm bẩm với nhau, sao mà có người vô duyên thế…Lát sau đã thấy bà ta vội vàng bước ra, trên khuôn mặt người đàn bà giàu có đó còn đọng nước mắt. Hôm sau, nhân lúc vắng khách cụ nói với mọi người rằng: “Cũng không nên thành kiến với người giàu”. Người ta giàu có, vàng đeo đầy người nhưng cũng khổ tâm lắm, lại còn phải cưu mang một lũ cháu mồ côi ở quê nội, quê ngoại, biết bao nhiêu rắc rối trong gia đình ,nhưng họ thích kheo của, thực sự có sung sường gì đâu. Nghe cụ dạy vậy, mọi người thầy tấm lòng của cụ thật rộng lượng vị tha.

3. Ông Nguyên Quang Chiểu, nguyên Giám đốc Nhà mát cơ khí Nông nghiệp bị ốm nặng, phải nằm viện điều trị tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội và phải cắt 3 phần 4 dạ dày. Từ đó luôn xảy ra nhiều bệnh rắc rối. Đến ngày 4 tháng 2 năm 1982 lại phải mổ mật, bác sỹ nói rằng mật đã bị sưng to, gây tắc mật, nhưng chữa rõ nguyên nhân. Sau khi mổ, bệnh nhân phải chuyển xuống phòng hồi sức, tại đó tình trạng bệnh nhân hết sức nguy kịch. Bác sỹ nói bệnh cũ tái phát và di căn lên nào rồi, chẳng còn một phần nào sống nữa, gia đình chuẩn bị cho việc hậu sự (đã mua quan tài).

Nhưng thật may, nhờ người quen đưa con trai lên kêu xin cụ. Cụ đã nhận lời và cụ đã một lá đạo mang về và hoá lá đạo đó ngay trước cửa phòng hồi sức. Kỳ lạ thay, khi hoá xong bệnh nhân đã hé mở được mắt và người đã ấm dần lên. Nhờ ơn cụ, từ chỗ chẳng còn một hy vọng nào sống được, thế mà dần dần bệnh nhân (đã chết lâm sang) đã tỉnh dạy, ăn được cơm, rồi đi lại được và hơn mười ngày sau thì xuất viện về đoàn tụ với gia đình. Sau khi trở lại làm việc, một hôm ông Giám đốc lên thăm cụ tại Đại Yên, lúc ấy đang là mùa hè nóng nực, mà lại thường xuyên mất điện, nhà cụ lại đông khách, lúc nào trên tay cụ cũng cầm chiếc quạt giấy phe phảy cho đỡ nóng. Thất vậy, hôm sau ông Giám đốc nông nghiệo mang đến nhà biếu cụ một chiếc máy phát điện. Ông ta thưa với cụ rằng: Thưa cụ, con thất nhà mình nóng quá, mà lúc nào cũng đông bệnh nhân. Xin phép cụ, chiếc máy này là sản phẩm của nhà máy con, lúc nào mất điện thì cụ cho chạy để có quạt mát cho mọi người. Nghe vậy, mọi bệnh nhân có mặt đều mừng rỡ, nhưng cụ nghiêm mặt nói rằng: Cảm ơn ông đã cho, nhưng thôi cứ mang về mà dùng, ở đây tôi chưa cần. Nghe vậy, ông Giám đốc vẫn cố năn nỉ: Thưa cụ, con mới ngồi ở đây một lúc mà đã vã cả mồ hôi. Cụ nói rằng: Thế thì ông còn nóng hơn cả tôi, thôi mang cái này về đi mà dùng. Thấy cụ, nhất quyết chối từ không nhận, ông Giám đốc kia đành phải đem chiếc máy phát điện về. Sau cụ nói với mọi người rằng: Nếu mình không chịu khổ, mình muốn ngồi mát mà dân còn phải chịu nóng , thì còn cứu được ai.

4. Vào năm 1980, một bệnh nhân được bác sỹ kết luận là ung thư lưõi và cho tiêm thuốc để điều trị. Nhưng bệnh không thấy thuyên giảm và ngày càng nặng thêm. Chúng ta biết rằng bệnh ung thư, trên thế giới chưa có thể chữa khỏi, như thế chỉ còn chờ chết. Ngoài việc thuốc thang không khỏi, gia đình cũng nghe bà con mách bảo đến việc lễ bái mọi nơi và bốc bát nhanh thờ cúng. Đầu tiên phải bốc hai bát hương thờ, dần dần thành sáu bát và lập thêm một bát hương ở ngoài trời. Hàng ngày phải hương hoa, vào ngày rằm, mồng một phải sửa lễ một lần là bảy con gà, thâm chí phải đưa lễ bằng một đồng cân vàng và tiền mặt. Song song cả hai việc chữa bệnh ở bệnh viện và lễ bái thường xuyên nhưng bệnh tình vẫn không khỏi. Phúc duyên sao, họ lại được chính bác sỹ Dậu ở bệnh viện K mách bảo cho gia đình chỉ còn một con đường tìm đến cửa cụ Nguyễn Đức Cần, nếu được cụ nhận lời cứu giúp thì mới khỏi được. Và chỉ sau hai tháng lên được cụ nhận chữa bệnh, bệnh đã thuyên giảm, có thể đi xe đạp hàng chục Km về thăm quê. Một lần, lên thăm nhà cụ, người bệnh nhân trên ra sân rửa mặt, mới biết nhà cụ chỉ có một bể nước mưa, chứ chưa có máy nước vào nhà. Thấy vậy lập tức, người đó lên nhà, quỳ xuống xin cụ được bỏ tiền mắc máy nước vào nhà. Cụ bảo: Cả làng, người ta vẫn phải gánh nước, mình cũng là người dân như họ, Thôi, đứng lên đi, hôm nào rỗi lên đây gánh nước cùng mọi người.

Sau này, chúng tôi mới được biết cảnh gánh nước đêm trên nhà cụ. Đó là một đêm trăng sáng nào đó, khi trời đã khuya, những bệnh nhân, sau khi đã xin phép cụ, hẹn nhau đến để cùng gánh nước, để đổ vào bể nước. Cụ nhắc mọi người phải nhẹ chân cho hàng xóm được an giấc ngủ. Cảnh những đoàn người gánh nước lặng lẽ trong đêm trăng sáng, trên con đường làng vắng vẻ, họ chỉ nói với nhau bằng những ánh mắt chan chứa tình yêu thương, còn cụ ngồi trước sân mỉm cười và chờ mọi người. Chẳng bao lâu bể nước trong nhà cụ đã đầy tràn. Cụ cho mang hoa quả ra bổ mời mọi người cùng ăn vui vẻ. Cụ chỉ lên bầu trời đầy sao giảng giải, đâu là sông Ngân Hà, đâu là Nhị Thập Bát Tú…rồi cụ hỏi: Các cô chú gánh nước có mệt không? Mọi người đều thưa lại, có mệt, nhưng được gần cụ thấy sao vui quá. Có người xin cụ cho thêm sức khoẻ, cụ dạy: Cứ sống thật thà và chăm lao động thì luôn khoẻ mạnh!.

5. Một quan chức giàu sang có quyền thế, nhưng có một cậu con trai không chịu học hành mà chỉ đua đòi chúng bạn ăn chơi, cờ bạc,nghiện hút . Hết tiền nó lại về moi của bố mẹ. Một lần bị bố mẹ mắng mỏ thậm tê, cậu con trai vác dao chém bố mẹ. Các em vào can ngăn, cậu ta chém cả các em. Hàng xóm gọi công an đến, hắn chém cả công an. Một anh công an trẻ rút ngắn ra để doạ chẳng may súng bị cướp cò. Cậu con trai phải đi gọi cấp cứu, rồi tử vong. Mọi người sui gia đình kia phát đơn kiện công an. May sao ,trước khi kiện, gia đình họ đến hỏi cụ. Cụ bảo: “Gia đình bị quả báo nặng lắm đáng lẽ phải đi vài mạng nữa. Nay, nó gánh cho cả nhà rồi. Thôi đừng kiện nữa!”. Thế là gia đình nghe lời cụ.

6. Bà ta còn trẻ, nhưng ốm liệt giường. Ông chồng ngày đêm bên giường chăm sóc vợ và thường xuyên đều đặn đến cụ Cần. Ít lâu sâu, bà ta mạnh khoẻ thì ông chồng lại ốm liệt, người vợ cũng đưa chồng đến nhờ cụ Cần chữa chạy. Nhưng bà ta cáu gắt vì phải chăm sóc quá lâu, mà ông vẫn chưa đi lại được. Một hôm bà ngỏ ý để mặc ,muốn chồng “đi” cho nhẹ gánh , việc đến tai cụ Cần. Cụ gọi người phụ nữ kia và nói: “Như thế là phạm tội ác, trời sẻ quả báo đấy”. Ít lâu sau ông chồng lại khoẻ, bà vợ trẻ lại ốm. Ông chồng đến cụ Cần, van lạy xin xá cho, bà vợ sợ quá không dám đến. Cụ lại bảo: “Không sám hối thì chết!”. Bà vợ đành phải đến quỳ từ ngoài sân van lạy cụ, xin cụ cứu con, xin cụ tha tội cho con.

Mấy chuyện trên, thấy rằng cụ Nguyễn Đức Cần là người thầy chữa bệnh tâm linh có tình thương bao la với con người, không tham lam, không háo danh, mà còn dạy dỗ bao người bệnh trở thành người tốt.

Vừa qua, nhân kỷ niệm 20 năm tìm hài cốt liệt sỹ bằng ngoại cảm được Bộ LĐTB&XH giúp đỡ. Chúng ta biết ơn tôn vinh 4 thế hệ. Thế hệ thứ nhất có người đã mất như giáo sư Ngô Vi Thiện,…có người còn sống như đi lại phải chống gậy , phải dìu và nhiều người đã hết khả năng ngoại cảm. Tuy nhiên, chúng ta cũng tôn vinh một số ít anh chị em thế hệ thứ tư, tuy không tìm được nhiều hài cốt liệt sỹ bằng một số người khác, nhưng qua một thời gian dài theo dõi thì họ không phải là kẻ cơ hội, hám danh, hám lợi, tham lam, bịa đặt, dối âm lừa dương, phản thầy phản bạn. Hiện nay, có thế hệ thứ 5, thứ 6 có khả năng thực sự nhưng đang phải tiếp tục làm việc trong hoàn cảnh hỗn mang, cho nên phải chịu đựng và kiên nhẫn.

Hôm nay, chúng ta cùng nhau tôn vinh Nhà văn hoá tâm linh Phương đông Nguyễn Đức Cần - Tức là tôn vinh NNC đã mất. Đây là một điều đặc biệt trong đạo đức sống làm người tử tế của người Việt chúng ta.
Chúng tôi mong mỏi rằng tất cả chúng ta hãy nhớ ơn liệt sỹ, nhớ ơn người sống và biết ơn cụ Nguyễn Đức Cần – Nhà văn hoá tâm linh đã ra đi về mặt thể xác nhưng linh hồn cụ mãi mãi vẫn ở bên chúng ta và vẫn giúp đỡ mọi người.

Trân trọng kính chào quý vị đại biểu

Hà Nội, ngày 27/8/2011

Thiếu tướng - Tiến sỹ Nguyễn Chu Phác


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét