20 tháng 11, 2009

Người Thầy của chúng ta

Nhà giáo Vũ Văn Ngọc
Hôm nay, nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 năm 1996.Chúng tôi tới thăm ông Vũ Văn Ngọc. Ông Ngọc nguyên là một thầy giáo dạy văn tại trường cấp 3 Chu Văn An, Hà Nội. Nay đã về nghỉ hưu ở tại phố Thụy Khuê-Hà Nội. 

Ông Vũ Văn Ngọc là người đã chấp bút và thay mặt cho bệnh nhân đọc bài điếu văn trong lễ tang cụ Nguyễn Đức Cần.

Chúng tôi xin phép được hỏi chuyện Nhà giáo Vũ Văn Ngọc

-Thưa ông, xin ông cho biết,nhân duyên nào mà ông được biết đến cụ? 




-Chúng tôi được đến cửa cụ là bởi vì chúng tôi có một người con bị bệnh gọi là thần kinh phân liệt. Lúc đó cháu đang học cấp 1 trường Thụy Khuê-Hà Nội.Khi bị bệnh,cháu thường cho rằng thức ăn bị nhiễm vi trùng,ví dụ như khi mẹ cháu nấu canh,sắp sửa được ăn thì cháu bảo là canh nhiều vi trùng quá, bắt đổ hết đi.
Chúng tôi đưa cháu đi chữa ở bệnh viện Bạch Mai,rồi vào bệnh viện tâm thần Hà Đông và đi chữa ở nhiều nơi.Người ta cho cháu uống rất nhiều thuốc. Nhưng không có hiệu quả gì cả.

Chúng tôi nhờ một người quen ở bên làng Ngọc Hà giới thiệu. Bà vợ tôi lần đầu tiên lên cụ, được cụ nhận lời ngay.

Sau đó vợ chồng chúng tôi mang cháu sang gặp cụ. Cụ dạy: ”Cứ yên tâm ,cô chú sống rất hạnh phúc.Tôi sẽ giúp cô chú trị bệnh cho cháu,mà dứt khoát là cháu sẽ khỏi”.

Cụ cho một tờ đạo, đó là một tờ giấy trắng nhỏ bằng cái nhãn vở học sinh, cụ ghi ký hiệu vào đấy. Cụ dặn: ”Tối, mỗi khi cháu ngủ,thì đặt tờ giấy đó lên trán cháu , độ một phút,sau đó thì bỏ xuống”. 

Chúng tôi về làm đúng theo lời cụ dạy,chỉ 3 ngày sau thi cháu hết bệnh. Nhưng vẫn có một hiện tượng hơi kỳ lạ,là cháu trông thấy hình những đứa trẻ kỳ hình dị tướng ,thì cháu rất sợ,cứ run lên ,nép vào chúng tôi.

Chúng tôi lại sang thưa với cụ. Cụ cho tiếp một tờ đạo nữa.Cụ dạy: ”Không lo gì cả ,cháu dứt khoát sẽ khỏi bệnh”. 

Sau một tuần thì cháu hết bệnh và trở lại bình thường. Tôi sang báo cáo với cụ và xin phép cụ cho cháu được đi học. Sau khi cụ chữa khỏi bệnh cho cháu thì chúng tôi sang cảm ơn cụ. Chúng tôi mang sang biếu cụ một chai rươụ và độ nửa cân lạc rang.

Cụ dạy: ”Thôi, bên này tôi không thiếu thứ gì.Rượu, chú mang về mà uống, thế còn lạc đây, tôi chỉ xin một nắm gọi là có, còn chỗ này chú mang về, chia cho các cháu ở nhà, chú nói với các cháu, đây là của ông cho. Đấy là tôi rất cảm kích tôi mới nhận, chứ bình thường tôi không nhận đâu. Từ nay tôi sẽ đảm nhận chữa bệnh cho cả nhà,mỗi khi có bệnh gì thì sang đây tôi sẽ giúp”.

Tôi lên cụ, lúc đầu chủ yếu là xin cho cháu trai,cũng vì duyên may mà được gặp cụ. Nhà tôi đông con, có khi gặp những căn bệnh bất thường. Ví như cháu gái thứ hai của tôi, một hôm đang đêm thì cháu bị đau bụng quằn quại, tôi có gọi mấy cô y tá ở trong xóm đến thì họ chuẩn đoán là bị bệnh đau ruột thừa.họ gịục tôi đưa cháu đi bệnh viện để mổ.

Lúc đó tôi có cho một cháu chạy sang thưa với cụ về tình hình bệnh tật như thế.Cụ có cho một tờ đạo, cụ dạy: ”Cứ cầm tờ giấy này về, về đến nhà là nó khỏi”. Thế là cháu cầm về. Quả nhiên khi cháu về đến nhà thì chị cháu đã khỏi bệnh ,không còn đau bụng nữa.

Gia đình tôi rất đông con, hai vợ chồng đều là cán bộ nhà nước,nên cuộc sống lúc đó rất khó khăn, phải lao động thêm để cải thiện đời sống,chúng tôi nuôi một con lơn lai khoảng trên một tạ, đến kỳ nó mang thai được khoảng 2 tháng thì nó bỏ ăn.

Tôi có sang thưa với cụ, Cụ cười bảo: "Chữa cho người, chữa cả cho lợn". Rồi cụ cho một tờ đạo, cụ dặn tôi về đốt trước cửa chuồng nó, rồi đổ cháo cho nó ăn. Tôi về làm theo lời cụ dạy, thế rồi con lợn khỏi ốm,về sau nó đẻ được 11 con.

-Thưa ông, có nhà khoa học giải thích rằng, phương pháp chữa bệnh của cụ là do người bệnh có niềm tin, nên khị họ được đánh thức tinh thần thì khả năng tự điều chỉnh được phát huy và khỏi bệnh. Nhưng khi cụ hỏi lại rằng: ”Thế con lợn, con bò, nó có biết tôi là ai mà nó lại khỏi bệnh”.thì chưa ai tìm được câu trả lời. 

-Đúng,các nhà khoa học chỉ thường lấy thực nghiệm để xác minh. Theo tôi, phương pháp chữa bệnh của cụ, khoa học hiện nay chưa thể giải thích được.

Tôi có quen anh Hoàng Phương và anh Nguyễn Phúc Giác Hải là những cán bộ khoa học đã nghiên cứu cách chữa bệnh của cụ, các anh giải thích đây là cụ vận dụng trừơng sinh học để chữa bệnh. Nhưng có lẽ không đúng.

Theo tôi thì cụ đã dùng một thế lực siêu tự nhiên để mà trị bệnh. Cho nên tôi thấy ở đây có vấn đề tâm linh, vấn đề thần bí. Tôi trước đây có được học về chủ nghĩa Mác, học về duy vật biện chứng và cũng suy nghĩ như những điều chúng tôi được học.

Nhưng khi được đến gặp cụ, tôi đã thay đổi hẳn quan điểm. Tôi nghĩ rằng, trong cuộc sống thực tại của chúng ta vẫn có một thế lực siêu nhiên nào đó chi phối và điều khiển. Tạo hoá đã có một sự an bài nào đó đối với cuộc sống của chúng ta.

-Vâng, thưa ông trong vấn đề này, chúng ta chỉ như mới bước vào ngưỡng cửa cuả một thế giới rộng mở, bao la. Thưa ông,việc trị bệnh của cụ thì rất thần diệu là thế. Nhưng trông cụ lại giản dị như một lão nông tri điền? 

-Đúng thế, Cụ vốn là một người lao động,cụ rất quý những người lao động. Tôi đã đựợc kể vễ cuộc đời gặp nhiều đau khổ của cụ, cụ đã đi nhiều nơi trên đất nước ta. Tôi thấy ở ông cụ toát lên một phong thái thanh tao và vô cùng giản dị, bữa cơm của cụ chỉ độ lưng bát, vài ba chén rượu.

Tôi đã đựơc cụ cho ngồi uống rượu cùng nhiều lần, món nhắm chẳng có nhiều, có khi chỉ là mấy hạt lạc, ít rau gì đó, nhưng mà rất thú vị, cụ kể cho nghe về các bệnh nhân, có những người ở tận Pháp, ở Canada , ở các miền rất là xa xôi, người ta gửi những lá thư về,nói về hiệu quả của việc chữa bệnh và lòng biết ơn cuả họ với cụ.

Tôi cũng được cụ cho xem những lá thơ của những người, cuả những bệnh nhân,trước đây đã được cụ cứu chữa hoặc là có quan hệ với cụ, trong đó có một bài thơ viết bằng chữ hán, nội dung của bài thơ là sự giao lưu giữa các vĩ nhân.

Tôi có hỏi cụ: ”Con thấy bài thơ này lạ quá, rất đặc biệt, con không hiểu, người viết bài thơ này là người như thế nào?”. Cụ có trả lời cho tôi: ông cụ này là thần sông Tô Lịch

-Thưa ông, bài thơ đó có nhan đề "Thơ bái tặng Nguyễn chân nhân" với bút danh là Long Thành Hoài Quang cư sỹ. 

-Quả thật là bài thơ ấy có một khẩu khí rất lạ, nó thể hiện lòng kính mến đối với cụ. Tôi là một người ham đọc sách, nên cũng biết nhiều chuyện về tôn giáo và các vĩ nhân. Tôi thấy cụ là một hiện tượng lạ, bởi vì những người như Đức Thích Ca Mầu Ni, Đức Chúa Giê su, thì lúc mở đầu hành đạo của mình cũng bằng việc chữa bệnh nhưng có lẽ số lượng chữa bệnh không nhiều. Nhưng tôi thấy cụ đã chữa cho hàng ngàn, hàng vạn người bệnh mà có người lại ở rất xa cho nên tôi thấy việc làm của cụ quả là diệu pháp thật.

Năm đó, lúc bấy giờ vào khoảng tháng chạp rồi,chuẩn bị đón xuân,tôi nghĩ đến công ơn của cụ và tôi đã nghĩ một đôi câu đối dâng lên cụ.Tôi viết như thế này:

“Bệnh hiểm mấy cũng trừ xong,Xuân tới nắng hồng tràn lối ngõ.Một Hoa Đà,một Biển Thước,một Hải Thượng Lãn Ông kính cẩn đứng khoanh tay hầu trước cửa” 

“Tài cao đâu nhường tạo hoá, Đức nhân nhuần thấm khắp muôn trùng.hỏi Lão Tử,hỏi Giê Su,hỏi Thích Ca Mầu Ni diệu pháp thiêng giáng hạ cứu bao người” 

Thế rồi tôi mang sang đọc cho cụ nghe, để xin ý kiến cụ,xem có cần phải sửa gì,thì tôi tiếp tục sửa.Tôi sợ rằng, đôi câu đối của tôi đụng chạm đến các vị thánh thần.

Nhưng cụ dạy: ”Chú nghĩ thế nào thì cứ viết thế,không cần phải băn khoăn”.và khi tôi dâng lên cụ đôi câu đối đó, cụ rất là hoan hỉ.

-Thưa ông,ngoài việc chữa bệnh, cụ còn khuyên răn chúng ta điều gì? 

-Cụ thường dạy chúng tôi: Hãy nghĩ đến những điều tốt, hãy làm những việc đẹp đẽ, để cho cuộc sống của mọi người đều được tốt đẹp lên.

-Thưa ông, đối với người Việt Nam chúng ta, đêm 30 Tết rât là quan trọng và thiêng liêng. Cảm xúc của ông như thế nào khi được đón xuân bên cụ? 

-Vào những năm mà cụ còn ở Đại Yên,thường xuyên vào những tối 30 Tết, tất cả chúng tôi, những anh chi em bệnh nhân đến đây,tụ họp chung quanh cụ và nghe cụ chúc tết.

Có thể nói là ở Việt Nam mình,cũng như ở trên thế giới, không có một nơi nào có một phong tục đẹp, đặc biệt như thế. Nó biểu hiện lòng biết ơn của bệnh nhân, tình thương yêu lẫn nhau giữa những người bệnh, lòng biết ơn đối với vị Ân sư đã cứu chữa bệnh cho mình.

Bệnh nhân từ khắp bốn phương,thậm chí có những người ở miền nam ra, có những người ở nước ngoài về, có cả những người thuộc tôn giáo, những nhà sư,những người theo đạo thiên chúa, những văn nghệ sỹ, những sỹ quan quân đội… những người tuy không quen biết nhau, nhưng nhìn nhau với ánh mắt trìu mến, thân thương như con cùng một mẹ và tất cả chúng tôi đều ngước mắt lên cụ và chờ đợi lời chúc tết của cụ.
Đây có thể nói đó là một phong tục rất đẹp mà không một nơi nào có được.

-Vâng, thưa ông, nếu trên thế giới này, mọi người chúng ta dù ở tầng lớp nào, tôn giáo nào đều sống chan hoà với tình yêu thương nhau thì thế giới này sẽ trở thành một ngôi nhà Hạnh Phúc. Chúng ta cầu mong sẽ có một ngày mai như vậy.

Xin cảm ơn ông đã tiếp chuyện hôm nay. Xin chúc gia đình ông nhiều sức khoẻ và tràn đầy hạnh phúc.

Người thực hiện
Nguyễn Tài Đức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét