20 tháng 5, 2010

Tiếng cười


Ngẫm xem thế sự cõi nhân gian 
Đức Phật từ bi cũng bật cười 

Chúng tôi xin kể lại một câu chuyện sau đây:

Hồi đó vào khoảng năm 1971-1972,có một gia đình từ huyện Tiên Sơn tỉnh Hà Bắc đến xin cụ chữa bệnh.
Cả hai vợ chồng người đó vào độ tuổi trung niên và đều là những người nông dân nghèo.Người chồng mắc một căn bệnh kỳ lạ,có lẽ có một không hai trên đời, là luôn luôn đi theo vợ.

Hàng ngày vợ đi đâu là anh chồng đi theo đấy,làm cho người vợ không thể nào chịu nổi và cũng không thể làm được việc gì.

Khi người ta còn trẻ và yêu nhau,thì có bao nhiêu là lời thề thốt yêu đương .Người ta chỉ muốn người mình yêu là của riêng mình.

Thi sĩ đồng quê Nguyễn Bính đã có viết một bài thơ nói về tình yêu:
“Cô nhân tình bé nhỏ của tôi ơi Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười Những lúc có tôi và mắt chỉ Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi Tôi muốn cô đừng nghĩ đến ai Đừng hôn dù một cánh hoa rơi Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ Đừng tắm chiều nay biển lắm người …Thế nghĩa là yêu quá mất rồi Nghĩa là ghen quá đấy mà thôi Và nghĩa là cô và tất cả Cô là tất cả của riêng tôi”. 
Nhưng có lẽ những điều thi sĩ nói lên đó chỉ có trong văn thơ tiểu thuýêt mà thôi.Nhưng đây lại là một câu chuyện thực ở đời.Không hiểu sao bỗng dưng lại xảy ra như vậy ,anh chồng cứ đi theo sau vợ như hình với bóng,chẳng lúc nào rời.Lúc ở trong nhà,lúc ra ngoài đồng,lúc đi buổi chợ.Ngay cả lúc phải vệ sinh riêng cũng đứng canh bên cạnh,thật là không thể chịu đựng nổi.

Mỗi khi vợ chồng nhà đó đi đâu,làng xóm kéo nhau ra xem,chỉ chỏ và cười đùa,tưởng chừng như đấy là một anh chồng đang ghen nhất trần đời.

Ngưòi vợ không thể làm ăn gì được và nhất quyết đưa chồng đi lên bệnh viện để khám bệnh.Các bác sỹ khám chẳng thấy có tổn thương gì,hỏi chuỵện bệnh nhân cũng chẳng thấy có biểu hiện của bệnh tâm thần, đành kê đơn cho uống một ít thúôc bổ rồi cho xuất viện.

Về nhà mọi việc vẫn y sỳ như cũ ,vợ đi đâu thì chồng đi đấy,lẽo đẽo ,lẽo đẽo theo sau…
Hàng đêm ,lựa lúc chồng ngủ say,người vợ ra ngoài trời lầm rầm khấn nguyện trời ,phật…

Thật đúng là tâm thành thì động đến lòng trời.Một ngày kia hai vợ chồng họ đã tìm được đến cửa cụ.

Người vợ kể lại với cụ bệnh tình của chồng và gia cảnh,nếu cứ mãi thế này thì chúng con còn tâm sức đâu mà làm ăn,sinh sống và cầu xin cụ cứu giúp.

Cụ quay sang bảo với người chồng:”Thôi, để cho vợ nó còn làm ăn chứ,sao lại cứ đi theo mãi thế”.

Người chồng thưa lại với cụ:”Thế con không phải đi theo nữa ạ.”
Cụ cười và dạy:”Từ nay thì thôi nhé.Thôi dắt nhau về đi”.

Cụ còn dặn thêm, về nhà nhớ viết thư cho cụ.

…Ba năm sau vào năm 1975,chúng tôi được đọc một lá thư của gia đình họ gửi tới cụ báo tin vui là :từ ngày trên cụ trở về, người chồng đã không còn lẽo đẽo đi theo vợ nữa,hàng ngày đã đi làm ruộng, đánh cá và giúp đỡ vợ con các việc trong nhà .Cuộc sống đã dần khấm khá lên.

Tiếng cười ngày xưa chỉ có ở ngoài ngõ xóm. Nay đã trở lại ở trong mái nhà yên ấm đó.

Lần đầu phỏng vấn cụ Nguyễn Đức Cần

Cụ đang tiếp chuyện bệnh nhân, người mặc áo trắng là ông Nguyễn Phúc Giác Hải
Trong gần 40 năm làm báo, tôi đã phỏng vấn nhiều nhân vật trong và ngoài nước, nhưng cuộc phỏng vấn cụ Nguyễn Đức Cần 17 năm về trước đã để lại trong tôi một dấu ấn sâu đậm nhất. Đến tận nay, tôi vẫn giữ ba cuộn băng ghi âm cuộc phỏng vấn ấy như giữ một kỷ vật vô giá trong đời làm báo của mình.

14 tháng 5, 2010

Tiếng kêu dưới cõi trần ai

Thanh Trì – Hà Nội ngày 13 tháng 7 năm 1974 

Kính gửi : cụ Nguyễn Đức Cần

Con kính thưa cụ

Cụ ơi, cụ thương con với. Cụ cứu con với, Con nghĩ con đau khổ quá cụ ạ. Chưa ngày nào con được vui, chưa ngày nào con dứt cơn đau.

Cụ thương con , cho con khỏi bệnh để con đỡ đần bố mẹ con, bố mẹ con vất vả với con lắm.

1 tháng 5, 2010

Nguyễn Phúc Giác Hải - Nhà khoa học "lang thang"

Đời người có sự nghiệp, gia đình hạnh phúc là có tất cả. Nhưng, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải đã mất cả hai điều quý giá ấy. Ông trở thành người trắng tay khi quá đam mê nghiên cứu, lý giải hiện tượng cụ Trưởng Cần chữa bệnh không cần thuốc.

Hiến thân cho những hiện tượng kỳ lạ

Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải cho biết: "Ngày 1/5, với tôi có quá nhiều kỷ niệm. Đúng ngày này, năm 1976 tôi bị buộc ra khỏi biên chế, thành người không nghề nghiệp, phải "viết chui" để sống. Và cũng ngày 1/5 của 15 năm sau, năm 1990 tôi được minh oan và được trở lại làm công chức. Từng ấy thời gian, người công chức bình thường đã nhận được sổ hưu...Đời là vậy đấy, mình vẫn phải sống, đam mê không thể dứt bỏ".