29 tháng 7, 2011

Chuyện bây giờ mới kể: “CHIẾC MÁY BAY B52 RƠI Ở NGỌC HÀ”

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài tham luận của Ông Nguyễn Phúc Giác Hải Chủ nhiệm Bộ môn Thông tin – Dự báo TTNCTNCN, trong buổi tọa đàm ngày 27/8/2011

Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải phát biểu trong buổi Tọa đàm
Chiếc máy bay B52 rơi ở hồ Hữu Tiệp – Ngọc Hà, Hà Nội

Cuộc kháng chiến chống Mỹ thần thánh của nhân dân ta đã buộc phía Mỹ phải ký tắt với ta Hiệp định Paris. Tuy nhiên do phản ứng của Chính quyền miền Nam, Mỹ chưa chịu ký chính thức hiệp định này mà đòi ta phải nhượng bộ một số điều khoản, nếu không sẽ tấn công Hà Nội bằng B52. Cuộc “Điện Biên trên không” đã diễn ra trong 12 ngày đêm ở Hà Nội. Mỹ đã bị rơi hàng chục B52 bằng tên lửa phòng không của ta. Trong số những B52 bị rơi, có một chiếc rơi trên bầu trời Hà Nội. Phi công nhảy dù ra khỏi máy bay. Chiếc B52 bị gãy và một phần của nó rơi xuống hồ Hữu Tiệp ở Ngọc Hà. Trong bụng máy bay còn chứa hàng chục quả bom chưa nổ.

Cụ như một lão nông hiền hậu

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài tham luận trong buổi Tọa đàm ngày 27/8/2011 của Thiếu tướng-Nhà văn Hồ Phương
Thưa quý đồng chí và quý bạn,

Thiếu tướng, nhà văn Hồ Phương(phải)
Tôi vẫn còn nhớ là vào mùa hè năm ấy, khi cô con gái thứ hai của tôi- cháu Ngọc, mới lên bốn, bỗng nhiên cẳng chân trái cháu bị sưng đỏ và to đùng. Cháu đau khóc suốt, dù cháu là đứa trẻ vốn hết sức ngoan. Chúng tôi đã cho cháu uống đủ các loại thuốc kháng sinh, nhưng bệnh của cháu cũng không hề lui . Đưa đi bệnh viện, người ta bảo có lẽ phải làm phẫu thuật. Thương cháu quá, vợ chồng tôi cứ dùng dằng mãi.

Bỗng nhiên, như có Trời bảo, một vị hàng xóm mách là nghe nói có cụ Trưởng Cần ở Đại Yên, chữa được các bệnh hiểm nghèo…Thế là tôi lấy xe đạp đèo cháu đi ngay. Tôi cũng không khỏi hồi hộp. Thế rồi cha con tôi đã được gặp cụ, đúng lúc khách khứa vừa về hết. Cụ mời tôi cùng ngồi vào chiếc phản ở trong nhà, uống nước, hút thuốc và trò chuyện, còn cháu Ngọc tập tễnh chiếc chân đau chơi ở ngoài sân xem vườn hoa cây cảnh của cụ một cách rất thích thú.

Đi theo tiếng gọi của Nhà văn hóa tâm linh đầu tiên của Việt Nam

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài tham luận của GSTS YK- Đoàn Xuân Mượu, trong buổi tọa đàm ngày 27/8/2011.

Bộ môn Cận tâm lý và Bộ môn Thông tin dự báo thuộc Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người cùng gia đình cụ cố Nguyễn Đức Cần có sáng kiến tổ chức cuộc tọa đàm về Nhà văn hóa tâm linh đầu tiên ở nước ta vào dịp cả nước nô nức chuẩn bị lễ kỷ niệm cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi ngày 19 tháng 8 và ngày Quốc khánh 2-9 năm 1945 . Sự trùng hợp này có ý nghĩa to lớn để chúc mừng đất nước và để tạ ơn đất nước đã tạo điều kiện cho việc nghiên cứu một hiện tượng tâm linh, mà tuy kết quả có tính thuyết phục nhưng chưa được lý giải đầy đủ về mặt lý luận .

Đáng mừng thay từ năm 1993 đến nay những phát minh khoa học của Vật lý lượng tử và Cận tâm lý học đã cung cấp những luận cứ khoa học soi rọi cho cơ chế của hiện tượng ngoại cảm và của khả năng chữa bệnh không dùng thuốc . Dù thiếu lý thuyết nhưng Nhà ngoại cảm Nguyễn Đức Cần đã cứu nhân độ thế từ năm 1940 cho đến khi cụ qua đời vào năm 1983, vượt qua bao khó khăn trở ngại.

10 tháng 7, 2011

Ngày giỗ 28 cụ đăng trên báo Khoa Học và Đời Sống

Chúng tôi xin trân trọng giới một bài viết nhân ngày giổ thứ 28 của cụ đăng trên báo Khoa học & Đời sống số 82, Thứ bẩy ngày 9 tháng 7 năm 2011.

Những năm 70,80 của thế kỷ XX, cụ Nguyễn Đức Cần được coi như một “phù thủy” chữa bệnh bằng năng lượng nổi tiếng. Ngày 4 /7/2011( mùng 4 tháng 6 năm Tân Mão ), hàng trăm người từ khắp nơi đổ về làng Thanh Mai, huyện Thanh Oai, Hà Nội để tưởng nhớ ngày giỗ của cụ Nguyễn Đức Cần..