14 tháng 6, 2010

Bà Hoàng Thị Thế (con gái Đề Thám) - một bệnh nhân của cụ

Đêm 30 Tết năm ấy, có một người khách đặc biệt và cũng là một bệnh nhân, đến Đại Yên chúc Tết cụ Nguyễn Đức Cần. Người khách đó chính là cụ Hoàng Thị Thế -một người con gái của lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Thế - Hoàng Hoa Thám.
Chúng tôi xin trích dẫn một tư liệu sau :
Đặng Thị Nhu - Bà Ba Đề Thám anh hùng

Bà Đặng Thị Nhu ( Đặng Thị Nho ) sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo khó ở Yên Thế (Bắc Giang). Miền đất này đã tạo nên cho bà trở thành thiếu nữ gan dạ tháo vát và giàu lòng yêu nước thiết tha.
Trong cao trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta cuối thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ thứ XX, cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám và nông dân vùng Yên Thế là cuộc đấu tranh vũ trang quyết liệt nhất, kéo dài nhất và cũng làm cho giặc lo ngại nhất. Cuộc khởi nghĩa kéo dài tới 30 năm, trong cuộc khởi nghĩa này, bà Đặng Thị Nhu đã góp phần quan trọng cùng chồng xông pha trận mạc.

Khoảng đầu năm 1894, nghĩa quân Yên Thế ở vào một giai đoạn gay go ác liệt, lực lượng bị tiêu hao sau nhiều trận chiến, nghĩa quân đành phải phân tán, một bộ phận lánh sang Thái Nguyên. Bản thân Hoàng Hoa Thám lúc đó cũng bị địch truy lùng gắt gao nên phải ẩn náu trong núi rừng. Một buổi chiều khi tới làng Vạn Vân, trên đường đi bỗng Hoàng Hoa Thám gặp một cô gái xinh đẹp, khỏe mạnh đó là Đặng Thị Nhu. Đề Thám nói dối với cô Nhu, ông là người đi buôn, bị kẻ cướp lấy hết tiền nong vốn liếng, trời lại sắp tối, sẵn lòng thương người, cô Nhu đưa khách về nhà diện kiến với cha.

Cha cô có người con nuôi là Thông Luận là một vị tướng của Đề Thám, hôm ấy cũng về thăm cha nuôi, cũng từ đó, gia đình cô Đặng Thị Nhu trở thành cơ sở của nghĩa quân và cô Nhu trở thành người giúp việc đắc lực cho Đề Thám. Thấy Đề Thám và cô Nhu tâm đồng ý hợp, với sự cho phép của cha già, chẳng bao lâu cô Nhu trở thành vợ ba của Hoàng Hoa Thám, thành hôn Đặng Thị Nhu có tên mới là “Bà Ba Cẩn”. Sát cánh bên chồng bàn định kế hoạch xây dựng lực lượng, bà Ba Cẩn đã đề xuất ý kiến là ta nên tranh thủ sự hòa hoãn, để xây dựng lực lượng, để có thực lực chiến đấu lâu dài. Bà phân tích cặn kẽ, lập luận vững chắc, đã được tướng lĩnh nghĩa quân và thủ lĩnh Đề Thám tán thành.

Đến năm 1907, nghĩa quân của Đề Thám đã lan rộng đến Hà Nội, do sáng kiến và tổ chức của bà Ba Cẩn, Đảng Nghĩa Hưng một tổ chức yêu nước chống Pháp được thành lập ngay ở Hà Nội. Đảng Nghĩa Hưng đề ra kế hoạch đánh úp Pháp và đầu độc lính Pháp tại Hà Nội. Việc tiến hành bị lộ nhưng đã làm bọn Pháp rất hoang mang lo sợ.

Ngày 29-1-1909, quân Pháp tập trung lực lượng đánh vào Yên Thế, bà Ba Cẩn đã chỉ huy nghĩa quân chiến đấu kiên cường, kêu gọi binh sĩ người Việt quay lại với dân với nước. Bà Ba Cẩn đã chiến đấu dũng cảm liên tục 10 tháng trời nhưng thế giặc càng ngày càng mạnh, rồi chẳng may sáng ngày 1-12-1909, bà Ba Cẩn cùng con gái bị giặc bắt cùng một số chiến hữu. Thực dân Pháp đã đem bà đi đày cùng con gái sang Guyane (Nam Mỹ). Dọc hải trình viễn dương, thừa lúc quân canh sơ ý, bà đã nhảy xuống biển tuẫn tiết.

Là một cô gái nông dân, với ý chí căm thù giặc sâu sắc, bà Đặng Thị Nhu đã trở thành vị chỉ huy mưu hoạch chiến đấu oanh liệt và đã anh dũng hy sinh. Tấm gương dũng cảm, bất khuất của bà góp phần làm rạng ngời thêm truyền thống anh hùng của phụ nữ Việt Nam ta.

-----------------------------------------------------

Bà Đặng Thị Nho và con gái Hoàng Thị Thế
Bà Ba sinh cho Đề Thám hai người con: Hoàng Thị Thế sinh 1903 ( Nhưng có tài liệu nói rằng Bà sinh năm 1901 và mất ngày 9 tháng 12 năm 1988, mộ bà được xây tại khu di tích Yên Thế- Bắc giang )và Hoàng Văn Vi sinh năm 1908.

Năm 1913, để xoa dịu sự phẫn nộ của dân chúng, thực dân Pháp đưa bà Thế (lúc đó 10 tuổi) sang Pháp. Sau đó, bà dần nổi danh, ở tuổi 15 đã đóng phim Một Bức Thư, mà báo Pháp gọi bà là "công chúa Tàu". Bà lấy chồng người Pháp là ông Robert Bourges một nhà sản xuất rượu vang ở Toulouse đầu năm 1930 và có lúc sinh sống ở Bỉ. Sau này, vào cuối thập kỷ 60, bà về sống ở khu Văn Chương , Hà Nội.
Riêng ông Hoàng Văn Vi, tức Phồn, còn ít được biết.

Năm 1935, báo Ngày Nay của nhóm Tự lực Văn đoàn có cử phóng viên lên tận Bắc Giang, tìm gặp nhân vật này, đến tận làng Trũng nơi sinh trưởng của Đề Thám. Cuộc gặp gỡ thú vị này được chính Việt Sinh kể lại trong phóng sự dài Bóng người Yên Thế từ Hồ Chuối đến Đền Gồ, đăng tải hai kỳ liền trên Ngày nay. Bài báo cho biết, ông Vi sinh năm 1908 ngay tại đại bản doanh Phồn Xương của Đề Thám ở Yên Thế, nghĩa là khi cha mất, ông mới 5 tuổi. Thực dân Pháp bắt được ông, khi ông mới lên 7 tuổi. Chúng giao ông cho án Giáp Bắc Ninh nuôi và cho ông đi học trường tỉnh nhưng "mỗi bước đi tới trường đều có hai người lính đi kèm" sợ ông trốn... Khi ông 15 tuổi, người Pháp cho ông lên Hà Nội học trường bách nghệ. Ông mê nghề máy móc, nhưng người ta chỉ cho học nghề mô.c. Sau 3 năm, ông xin về quê nhà làm ăn, lấy vợ là con gái ông Thống Luận, một bộ tướng cũ của Đề Thám..”

Có một sự tình cờ của lịch sử: Một trong những mưu sỹ thân cận của lãnh tụ Đề Thám là cụ nho Toàn tức cụ Nguyễn Đức Toàn, là ông nội của cụ Nguyễn Đức Cần.

Nhớ lại đêm giao thừa năm ấy, mọị người vẫn còn nhớ cụ Hoàng Thị Thế, mặc một chiếc áo gấm đỏ sang trọng đến chúc Tết. Cụ Thế bảo rằng: ”Ở nước Việt Nam có hai người cụ quý mến và kính trọng, đó là anh Hồ ( chủ tịch Hồ Chí Minh ) và anh Cần.” và cụ hay nói chuyện với cụ Cần bằng tiếng Pháp, có lẽ do thói quen sống lâu ngày ở nước ngoài, thành thử những bọn trẻ như chúng tôi chẳng hiểu mô tê gì cả.

Chúng tôi xin giới thiệu một bút tích của cụ Hoàng Thị Thế.


Hà Nội ngày 22 tháng 9 năm 1980

Anh Cần thân

Tôi có nhời hỏi thăm anh và gia đình, nếu được mạnh khoẻ thì tôi lấy làm mừng.
Tôi vẫn nhớ đến anh , nhưng đường xa xôi không đến được.
Anh đã chữa cho tôi 4 năm trước khỏi, bây giờ nó lại về đường ruột nhiều, hơi táo bón.
Tôi vừa mới ốm hôm thứ 3 vừa rồi…sốt 4 đêm ngày liền…cả đời không bao giờ tôi ốm như vừa rồi. Tôi ở bên Pháp hơn 30 năm không bao giờ tôi đi bệnh viện .Hôm nào , tôi cố đến thăm anh, nhưng anh phải cho tôi sức khoẻ.

Chúc anh được mạnh khoẻ

Kính thơ
Hoàng Thị Thế

* Cụ Thế không chỉ nổi danh là con gái của Hùm thiêng Yên Thế, mà cụ còn có một tài năng đặc biệt là dự báo được tương lai và vận mệnh của con người qua ngày sinh tháng đẻ hoặc nhìn khí sắc của họ.

9 tháng 6, 2010

Ra đi thanh thản

Hà nội ngày 8 tháng 11 năm 1980 

Kính gửi: cụ Nguyễn Đức Cần 

Con là Vũ Như Lộc nguyên là giáo viên dạy sinh vật học ở Hà Nội. 

Gia đình chúng con đã được hưởng công đức của cụ và chịu ơn sâu, nghĩa nặng đối với cụ đã gần chục năm nay. 

Cụ đã cứu chữa cho cả nhà con thoát khỏi nhiều chứng bệnh: Bản thân con bị đại tràng mãn tính và trĩ ngoại, nhà con bị suy nhược thần kinh.

Đặc biệt hồi tháng 6 năm 1980 cụ đã cấp cứu cho cháu Lân thoát khỏi bệnh tả, bị mất nước, hôn mê.Lúc 4 giờ sáng hôm đó, em cháu đã phóng xe lên trình cụ, thì lạ thay lúc về đến nhà, cháu Lân đã ngủ yên, bệnh giảm ngay và sau khi ngủ dậy cháu đã trở lại bình thường khoẻ mạnh…

1 tháng 6, 2010

Cứu nhân độ thế 6/6


Năng lượng tâm linh – Năng lượng vũ trụ

Năng lượng vũ trụ gọi là Prana. Năng lượng vũ trụ được coi như thành phần cơ bản và nguồn gốc của mọi sự sống. Prana, hơi thở của sự sống, chuyển dịch qua mọi hình thái và mang sự sống đến cho chúng ta. Mọi vật chất, sống hoặc vô tri, đều gồm có và toả ra năng lượng vũ trụ này, , trường năng lượng vũ trụ thấm nhuần toàn bộ khoảng không, động vật và bất động vật, và liên kết mọi vật với nhau; trường năng lượng vũ trụ chảy từ vật nọ sang vật kia . Dường như nó luôn tiếp tục tạo ra nhiều năng lượng hơn, lúc nào nó cũng vẫn đầy, dù có lấy đi bao nhiêu . Chúng ta sống giữa đại dương năng lượng , năng lượng ấy truyền sức mạnh cho chúng ta, nuôi dưỡng chúng ta, cho chúng ta cuộc sống, trường năng lượng vũ trụ kết hợp mật thiết với sức khỏe và hạnh phúc của con người.

20 tháng 5, 2010

Tiếng cười


Ngẫm xem thế sự cõi nhân gian 
Đức Phật từ bi cũng bật cười 

Chúng tôi xin kể lại một câu chuyện sau đây:

Hồi đó vào khoảng năm 1971-1972,có một gia đình từ huyện Tiên Sơn tỉnh Hà Bắc đến xin cụ chữa bệnh.
Cả hai vợ chồng người đó vào độ tuổi trung niên và đều là những người nông dân nghèo.Người chồng mắc một căn bệnh kỳ lạ,có lẽ có một không hai trên đời, là luôn luôn đi theo vợ.

Hàng ngày vợ đi đâu là anh chồng đi theo đấy,làm cho người vợ không thể nào chịu nổi và cũng không thể làm được việc gì.

Khi người ta còn trẻ và yêu nhau,thì có bao nhiêu là lời thề thốt yêu đương .Người ta chỉ muốn người mình yêu là của riêng mình.

Thi sĩ đồng quê Nguyễn Bính đã có viết một bài thơ nói về tình yêu:
“Cô nhân tình bé nhỏ của tôi ơi Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười Những lúc có tôi và mắt chỉ Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi Tôi muốn cô đừng nghĩ đến ai Đừng hôn dù một cánh hoa rơi Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ Đừng tắm chiều nay biển lắm người …Thế nghĩa là yêu quá mất rồi Nghĩa là ghen quá đấy mà thôi Và nghĩa là cô và tất cả Cô là tất cả của riêng tôi”. 
Nhưng có lẽ những điều thi sĩ nói lên đó chỉ có trong văn thơ tiểu thuýêt mà thôi.Nhưng đây lại là một câu chuyện thực ở đời.Không hiểu sao bỗng dưng lại xảy ra như vậy ,anh chồng cứ đi theo sau vợ như hình với bóng,chẳng lúc nào rời.Lúc ở trong nhà,lúc ra ngoài đồng,lúc đi buổi chợ.Ngay cả lúc phải vệ sinh riêng cũng đứng canh bên cạnh,thật là không thể chịu đựng nổi.

Mỗi khi vợ chồng nhà đó đi đâu,làng xóm kéo nhau ra xem,chỉ chỏ và cười đùa,tưởng chừng như đấy là một anh chồng đang ghen nhất trần đời.

Ngưòi vợ không thể làm ăn gì được và nhất quyết đưa chồng đi lên bệnh viện để khám bệnh.Các bác sỹ khám chẳng thấy có tổn thương gì,hỏi chuỵện bệnh nhân cũng chẳng thấy có biểu hiện của bệnh tâm thần, đành kê đơn cho uống một ít thúôc bổ rồi cho xuất viện.

Về nhà mọi việc vẫn y sỳ như cũ ,vợ đi đâu thì chồng đi đấy,lẽo đẽo ,lẽo đẽo theo sau…
Hàng đêm ,lựa lúc chồng ngủ say,người vợ ra ngoài trời lầm rầm khấn nguyện trời ,phật…

Thật đúng là tâm thành thì động đến lòng trời.Một ngày kia hai vợ chồng họ đã tìm được đến cửa cụ.

Người vợ kể lại với cụ bệnh tình của chồng và gia cảnh,nếu cứ mãi thế này thì chúng con còn tâm sức đâu mà làm ăn,sinh sống và cầu xin cụ cứu giúp.

Cụ quay sang bảo với người chồng:”Thôi, để cho vợ nó còn làm ăn chứ,sao lại cứ đi theo mãi thế”.

Người chồng thưa lại với cụ:”Thế con không phải đi theo nữa ạ.”
Cụ cười và dạy:”Từ nay thì thôi nhé.Thôi dắt nhau về đi”.

Cụ còn dặn thêm, về nhà nhớ viết thư cho cụ.

…Ba năm sau vào năm 1975,chúng tôi được đọc một lá thư của gia đình họ gửi tới cụ báo tin vui là :từ ngày trên cụ trở về, người chồng đã không còn lẽo đẽo đi theo vợ nữa,hàng ngày đã đi làm ruộng, đánh cá và giúp đỡ vợ con các việc trong nhà .Cuộc sống đã dần khấm khá lên.

Tiếng cười ngày xưa chỉ có ở ngoài ngõ xóm. Nay đã trở lại ở trong mái nhà yên ấm đó.

Lần đầu phỏng vấn cụ Nguyễn Đức Cần

Cụ đang tiếp chuyện bệnh nhân, người mặc áo trắng là ông Nguyễn Phúc Giác Hải
Trong gần 40 năm làm báo, tôi đã phỏng vấn nhiều nhân vật trong và ngoài nước, nhưng cuộc phỏng vấn cụ Nguyễn Đức Cần 17 năm về trước đã để lại trong tôi một dấu ấn sâu đậm nhất. Đến tận nay, tôi vẫn giữ ba cuộn băng ghi âm cuộc phỏng vấn ấy như giữ một kỷ vật vô giá trong đời làm báo của mình.

14 tháng 5, 2010

Tiếng kêu dưới cõi trần ai

Thanh Trì – Hà Nội ngày 13 tháng 7 năm 1974 

Kính gửi : cụ Nguyễn Đức Cần

Con kính thưa cụ

Cụ ơi, cụ thương con với. Cụ cứu con với, Con nghĩ con đau khổ quá cụ ạ. Chưa ngày nào con được vui, chưa ngày nào con dứt cơn đau.

Cụ thương con , cho con khỏi bệnh để con đỡ đần bố mẹ con, bố mẹ con vất vả với con lắm.

1 tháng 5, 2010

Nguyễn Phúc Giác Hải - Nhà khoa học "lang thang"

Đời người có sự nghiệp, gia đình hạnh phúc là có tất cả. Nhưng, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải đã mất cả hai điều quý giá ấy. Ông trở thành người trắng tay khi quá đam mê nghiên cứu, lý giải hiện tượng cụ Trưởng Cần chữa bệnh không cần thuốc.

Hiến thân cho những hiện tượng kỳ lạ

Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải cho biết: "Ngày 1/5, với tôi có quá nhiều kỷ niệm. Đúng ngày này, năm 1976 tôi bị buộc ra khỏi biên chế, thành người không nghề nghiệp, phải "viết chui" để sống. Và cũng ngày 1/5 của 15 năm sau, năm 1990 tôi được minh oan và được trở lại làm công chức. Từng ấy thời gian, người công chức bình thường đã nhận được sổ hưu...Đời là vậy đấy, mình vẫn phải sống, đam mê không thể dứt bỏ".

14 tháng 4, 2010

Bể khổ

Hà Tây, ngày 20 tháng 6 năm 1981

Kính thưa ông

Đầu thư mà cũng là lá thư đầu tiên con gửi tới ông. Con mong ông hãy rộng lòng hỉ xả , từ bi và tha thứ cho con. Ông hãy hết lòng thương con, cho con được đẹp.

Kính thưa ông

Ông bên chúng con là một vị thiên thần, vầng trán cao và đôi mắt sáng long lanh. Tất cả những người đã được đến cửa ông đều là những người đói cơm cha, khát sữa mẹ.

Chúng con đã được ông cho ngon bữa cơm, yên giấc ngủ. Ông đã khai sáng cho chúng con biết đường biết lối mà đi.

12 tháng 1, 2010

Những tấm lòng cao cả

TP Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 1 năm 1982 

Kính thưa cụ Nguyễn Đức Cần kính mến,

Con vô cùng cảm xúc và kính mến cụ với ơn thiêng và sự hướng dẫn của anh Vũ Như Lộc, đưa con đến với cụ.Với tấm lòng bác ái vô biên, tình thương mà cụ đã thấu suốt lòng con. Ước nguyện của con từ thành phố Hồ Chí Minh, con đã nghe danh và mến mộ cụ, con ước mong được diện kiến cụ để thoả lòng ngưỡng mộ. 

Lần đầu tiên con gặp cụ,nhờ ơn thiêng, với tình thương cao cả, cụ đã nhận trợ lực con, để an ủi, giúp đỡ cho những anh chị em bị bệnh phong, cùi khắp nơi và cho những người đau khổ ở trần gian này. 
Con nguyện với trời, con thưa với cụ, con xin noi theo nhân đức và lòng thương hải hà của cụ, mà con sẽ tận tâm săn sóc an ủi anh chi em bệnh nhân phong cùi khắp nơi, mà hơn 20 năm qua con đã sống gắn bó và săn sóc họ.