10 tháng 7, 2011

Ngày giỗ 28 cụ đăng trên báo Khoa Học và Đời Sống

Chúng tôi xin trân trọng giới một bài viết nhân ngày giổ thứ 28 của cụ đăng trên báo Khoa học & Đời sống số 82, Thứ bẩy ngày 9 tháng 7 năm 2011.

Những năm 70,80 của thế kỷ XX, cụ Nguyễn Đức Cần được coi như một “phù thủy” chữa bệnh bằng năng lượng nổi tiếng. Ngày 4 /7/2011( mùng 4 tháng 6 năm Tân Mão ), hàng trăm người từ khắp nơi đổ về làng Thanh Mai, huyện Thanh Oai, Hà Nội để tưởng nhớ ngày giỗ của cụ Nguyễn Đức Cần..



Đã đi vào sách

Đi từ Hà Nội, qua Hà Đông đến ngã ba Ba La Bông Đỏ, rẽ trái theo theo quốc lộ 21b, qua Thạch Bích, rồi qua Bình Đà khoảng 3 km, bên tay phải sẽ thấy ngay một khu mộ rộng, rợp bóng cây che mát, suốt ngày có hoa tươi. Điều lạ lùng là mỗi ngày ở ngôi mộ này đều có khoảng gần trăm người , trong thôn , trong xã hoặc ở những nơi xa đến ngồi trật tự, xếp bằng, hai tay để trên gối, lưng thẳng mắt khép hờ, tư thế thiền định như những người theo đạo Phật . Họ ngồi tĩnh tâm như vậy hàng giờ trong không khí tĩnh lặng hướng về ngôi mộ với sự thành kính đến lạ lùng . Trong số đó, có nhiều người bệnh tật đến đây để thu nhận năng lượng chữa bệnh . Nhìn qua đây chỉ là một ngôi mộ bình thường, được cất từ năm 1983 với tên húy trên văn bia là cụ Nguyễn Đức Cần ( Trưởng Cần ) ở Đại Yên, Hà Nội .


Ngày 4/7 ( tức ngày 4/6 năm Tân Mão ) nhân ngày giỗ lần thứ 28 của cụ, hàng trăm ân nhân và các nhà nghiên cứu đã cùng về tri ân .

Tại buổi lễ, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, chủ nhiệm bộ môn Thông tin dự báo, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, người nghiên cứu về khả năng chữa bệnh của cụ từ năm 1974 và Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin đã giới thiệu cuốn sách được tái bản lần thứ 2 đầu năm 2011 : “ Nguyễn Đức Cần – Nhà văn hóa tâm linh ”. Ông Hải cho biết ngày 22 / 11 năm 2009, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cụ, tại Hội trường lớn Học viện Hành chính Quốc gia, CLB Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người đã tổ chức buổi tọa đàm về cụ . Có hàng trăm bài báo cả trong nước và quốc tế đã viết về cách chữa bệnh của cụ khi còn sống và các ngiên cứu về nguồn năng lượng lớn trên mộ sau khi chết .

Giễu cợt mê tín

Ông Hải kể, cụ Nguyễn Đức Cần sinh trưởng trong một gia điình nhà nho có truyền thống yêu nước, bản thân cụ cũng tham gia cách mạng, từng là Đại đội trưởng Đại đội Lam Sơn . cụ là người đầu tiên vượt qua hàng rào vào chiếm Bắc Bộ Phủ trong ngày 19/8/1945. Trước đây bố của cụ làm Phó chánh Tổng thập tam trại ( mười ba làng trại trong Tổng nội- thành Thăng Long xưa ), bị một cái u to như quả trứng trong bụng, càng uống thuốc u càng chạy lung tung . Chạy chữa thuốc Tây, Nam ,Bắc không khỏi, mẹ cụ đã lặn lội ngược xuôi mời được một vị Thầy về chữa . Người làng không hiểu ông thầy đó chữa bệnh như thế nào, nhưng sau đó vài hôm thì bố cụ khỏi

Để trả ơn thầy, mẹ cụ đã xin phép thầy cho cụ theo học . Từ đó, cụ Cần được theo thầy đi khắp nơi chữa bệnh và được đưa lên đỉnh non Tản truyền dạy luyện thần nhãn, hang động sông Đà truyền dạy Tuệ quang, đến thượng Lào để tu luyện…cụ đã được Thầy của mình truyền dạy cho cách thu nhận linh khí của trời đất ( trường năng lượng vũ trụ ).

Vào những thập niên 70, cụ thực hiện việc chữa bệnh cứu người . Điều đáng nói là cụ còn giúp người bệnh thấy được những lỗi lầm của họ mà sửa sang tính nết ăn ở đối xử làm sao cho đúng nghĩa . Người ta gọi cụ là phù thủy, nhưng thực tế, cụ luôn giễu cợt mọi trò mê tìn dị đoan . Năm 1974 được phép của Ủy ban Khoa học Nhà nước, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải đã trực tiếp đến gặp cụ và tiến hành việc nghiên cứu việc chữa bệnh của cụ, cụ bảo : “ Tôi chữa bệnh bằng cái đầu nhưng người ta lại bảo tôi là phù thủy “.

Năng lượng sinh học

Ông Hải lý giải, cách chữa bệnh của cụ là nguồn năng lượng sinh học, trong Yoga gọi là năng lượng Prama . Nguồn năng lượng này hiện đã được nghiên cứu và nhiều nơi coi như nguồn y học bổ xung trong điều trị bệnh . Nguồn năng lượng này được cụ truyền cho người bệnh .

Càng ngày càng có nhiều người kéo đến mộ cụ, nhất là khi ông Nguyễn Tiến Huy công bố “ công trình nghiên cứu “ lập đồ hình đo năng lượng tại đó . Theo đó, lúc đầu ông lập ở mức 13.500BE ( Bio Energy= năng lượng sinh học ) thì phát hiện năng lượng tại mộ cụ Cần là năng lượng dương, đã vượt quá 33.000BE. Đặc biệt nhiều nhà cảm xạ khi đặt tay vào mộ cụ thấy năng lượng truyền vào mình ào ạt .


Tuy nhiên , theo ông Nguyễn Phúc Giác Hải phương pháp đo cảm xạ của ông Huy mang tính chủ quan. Ông Hải đã cùng Viện nghiên cứu năng lượng cảm ứng, đứng đầu là Viện trưởng- chuyên gia cảm xạ học Nguyễn Ngọc Sơn đã dùng máy đo năng lượng của Mỹ đến đo “ năng lượng đất “ nơi đặt mộ cụ. Kết quả , chỉ số năng lượng sinh học của đất đạt hơn 17.000 đơn vị BE . Thông thường , chỉ số này chỉ xuất hiện ở những nơi như cung vua- phủ chúa, những nơi sản sinh ra các hào kiệt .

Theo các nhà cảm xạ học, những người có chỉ số BE xấu dưới 3.000 thường ốm đau . Nếu thay đổi địa từ trường , đưa chỉ số bovis trên 6.500 thì bệnh giảm rõ rệt. Chính vì lẽ đó, khi chỉ số Bovis đo được ở khu mộ cụ Nguyễn Đức Cần là 17.000 đơn vị được công bố, đã khiến nhiều người có chỉ số địa sinh học thấp và ngay cả với người có sức khỏe bình thường mong được đến mộ cụ Cần ngồi thiền để hấp thụ năng lượng .
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không phải ai cũng thu được nguồn năng lượng của cụ . Giải thích điều này, các chuyên gia cho rằng , phải có niềm tin và việc truyền năng lượng phải hợp sóng mới có kết quả .

Nhật Hà

Nguồn: Báo Khoa học & Đời sống, số 82, Thứ bẩy ngày 9 tháng 7 năm 2011.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét