17 tháng 5, 2013

Cứu nhân độ thế 1/6

Lời dẫn : Trong một lần đến thăm Thiếu tướng - Ts Nguyễn Chu Phác, ông đã gợi mở và động viên tôi viết tiếp cho cuốn sách " Nguyễn Đức Cần - Nhà văn hóa tâm linh ". Vì vậy tôi lục tìm lại tư liệu viết bổ xung thêm bài " Cứu nhân độ thế " trong đó có phần chuyên sâu về Quyền năng và phương pháp chữa bệnh của cụ. Xin trân trọng giới thiệu 

Ra đời sớm

Cụ Nguyễn Đức Cần ra đời vào đêm 30 Tết Kỷ Dậu 1909 và mất ngày 13 tháng 7 năm 1983 ( ngày 4 tháng 6 năm Quý Hợi ).Theo lời kể lại của cụ Trương Thị Đào và cụ Trương Thị Mận ( vợ cụ Nguyễn Đức Yêm, bác ruột cụ Nguyễn Đức Cần ) thì khi cụ Hoàng Thị Khế ( thân mẫu cụ Nguyễn Đức Cần ) sinh người con trai này vào đêm 30 Tết Kỷ Dậu, thì chỉ còn một canh giờ nữa là đến giao thừa . Một điều kỳ lạ là đêm giao thừa năm ấy, khi cậu bé Nguyễn Đức Cần ra đời thì trời lại sáng trưng như có trăng rằm.

Chúng ta biết rằng Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt Trời. Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất trên quỹ đạo hình elíp gần tròn Tháng giao hội của nó khoảng 29,53 ngày.Tháng âm lịch hình thành trên cơ sở tuần trăng, trăng tròn vào đêm rằm ( 15 ) và những ngày có trăng thì trời đêm được ánh trăng chiếu sáng, còn vào đêm 30 là đêm không trăng nên trời tối . Ngạn ngữ có câu : Tối như đêm ba mươi tết .

Cụ Nguyễn Đức Cần nói rằng: Tôi phải ra đời sớm . Thời điểm cụ ra đời chỉ còn một canh giờ nữa là đến giao thừa, thời khắc thiêng liêng giao hòa của trời đất và theo Phật lịch ngày Mùng 1 Tết ( âm lịch ) là ngày đản sinh Đức Phật Di Lặc, một vị Phật của tương lai ( Future Buddha ).

Cụ Nguyễn Đức Cần còn nói rõ rằng : Tôi phải ra đời sớm, nếu không máu sẽ chảy thành sông và con người sẽ còn ăn thịt nhau .

Thế kỷ thứ 20 nền khoa học kỹ thuật của thế giới đã có những tiến bộ vượt bậc, con người đã chế tạo được những con tàu vũ trụ bay vào không gian. Nhưng con người chúng ta cũng tự tàn sát lẫn nhau một cách đẫm máu qua hai cuộc đại chiến .

Thế chiến thứ nhất , diễn ra từ tháng 8 năm 1914 đến tháng 11 năm 1918, là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt. Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến với số người chết trên 20 triệu người , với sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài.

Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1937 , 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và Trục theo chủ nghĩa phát xít. Hầu hết mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng của cuộc chiến này, ngoại trừ châu Nam Cực. Nó là cuộc chiến rộng lớn và tai hại nhất trong lịch sử nhân loại.Khoảng 62 triệu người đã bị chết do cuộc chiến này , kể cả các hành động tàn sát diệt chủng của Đức Quốc Xã (Holocaust), 60% người chết là thường dân, chết vì bệnh dịch, nạn đói, nạn diệt chủng và bom đạn. Thiệt hại nặng nhất là Liên Xô( cũ ) với 23 triệu người chết, Trung Quốc với 10 triệu người….

Đất nước Việt Nam chúng ta cũng trải qua các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Nhật, chống Mỹ, chiến tranh biên giới bảo vệ phía bắc và tây nam .

Nhưng trong thế kỷ thứ 20 này, con người ta còn đối xử với nhau dã man, ăn thịt nhau như thời Trung cổ hay không ? Như lời cụ nói .

Tình cờ vào khoảng những năm 1980, chúng tôi có được nghe một câu chuyện kể lại của anh Đỗ Văn Nhân, một anh bộ đội đã tham gia cuộc chiến tranh biên giới Tây nam . Chiến dịch phản công biên giới Tây-Nam là một loạt các chiến dịch quân sự do Việt Nam tiến hành nhằm ngăn chặn các hoạt động quân sự của quân Khmer Đỏ tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, giết chóc người dân và đốt phá làng mạc Việt Nam trong những năm 1975-1978.

Anh Đỗ Văn Nhân kể lại : Trong một lần đơn vị anh hành quân truy đuổi tàn quân Khmer đỏ, thì bắt được một tên lính trẻ, ăn mặc rách rưới, dáng vẻ tiều tụy . Khi khám xét chiếc ba lô của nó thì thấy có miếng thịt sống và một quả tim. Nó khai rằng : Nó và một đứa anh cùng là lính Khmer đỏ, bị lạc trong rừng nhiều ngày, nên thằng anh đã bị chết đói, còn nó vì đói quá nên đã ăn thịt thằng anh để sống, nay chỉ còn lại quả tim này .
Anh Đỗ văn Nhân nói rằng : Thật là khủng khiếp, mấy ngày sau đó tôi không thể nào ngủ được , rồi sau đó tôi bị một cơn sốt rét ác tính và được chuyển ra bắc . Anh Đỗ Văn Nhân kết luận : Lòng tham vô đáy của con người thật là một điều kinh khủng , và con người đã trở thành dã thú .

Ngày nay, chúng ta đã bước sang một thiên niên kỷ mới, nhưng các cuộc khủng bố đẫm máu vẫn xảy ra ở Ấn Độ (2008), tại Baghad , tại Pakistan, tại Đomedovo- Nga (2011 ) ….

Cụ Nguyễn Đức Cần sinh ra tại làng Đại Yên, Hà Nội và cụ nói rằng : Tôi chỉ vì hai chữ ( Đại Yên ) mà tôi về đây . Đại Yên xưa viết theo chữ hán nôm còn có một nghĩa nữa là Đại An .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét