14 tháng 5, 2013

Cứu nhân độ thế 4/6


Chữa bệnh bằng đôi tay ( Ấn quyết trong Mật tông –Mudra )

Mudra người Trung Quốc gọi là yin, người Nhật gọi là in-zô, ta dùng chữ ấn hay thành ngữ ấn quyết, tiêu biểu cho quyền lực và hiện hình thần thánh.Mudra thường được dùng với mantra ( mật ngữ ), một thể thức cầu khấn. Trong khuôn khổ một nghi lễ, người giáo sĩ vừa đọc một mantra vừa xác định một vị trí cho bàn tay, vị trí có thể thay đổi tùy theo chữ, theo câu hay âm vang của giọng đọc .

Chúng ta thấy tượng các đức Phật thường được trình bày với một kiểu tay đặc biệt, vừa là một cử chỉ tự nhiên, vừa là một dấu hiệu của tính chất Phật (Phật tính). Trong Đại thừa, các Thủ ấn chỉ các ấn nơi tay, đều tương ứng với các ý nghĩa đặc biệt, đối lập với Khế ấn là những tư thế khác như cầm ngọc, tọa thiền... Ấn là phần rất quan trọng trong các lễ nghi tôn giáo, các nghi thức Ấn giáo và Phật giáo.Bàn tay còn biểu hiện bản ngã của chúng ta nữa. Bắt ấn có thể làm với một hay hai tay cùng một lúc. Tay phải tượng trưng cho ngoại ngã, tay trái cho nội ngã. Mỗi ngón tay lại có ngôn ngữ riêng. Trong trị bệnh, ấn quyết dùng hai bàn tay để điều khiển khí lực. Bàn tay trái gọi là Thiện niệm thủ hay còn gọi là Chỉ thủ. Bàn tay phải gọi là Bi niệm thủ hay còn gọi là Quán thủ .


Mười đầu ngón tay gọi là Thập Ba la mật phong ( mười đỉnh của mười ngọn núi cao ). Bàn tay trái ngón cái là Trí, ngón trỏ là Lực, ngón giữa là Nguyện, ngón đeo nhẫn là Phương, ngón út là Huệ. Bàn tay phải, ngón cái là Thiền, ngón trỏ là Tiến, ngón giữa là Nhẫn, ngón áp út là Giới, ngón út là Thí . Có nhiều cách bắt ấn tùy theo công dụng như Phục Ma ấn là bắt ấn trừ tà ma. Tâm ấn là truyền đạt năng lực tư duy giác ngộ .. Khi chữa một số bệnh như liệt chân, liệt tay…cụ Nguyễn Đức Cần đã dùng đôi bàn tay điều khiển khí lực để chữa bệnh .

Ông Lê Ngọc Vân, cán bộ quân đội , công tác tại Bộ tổng tham mưu kể lại : “ Vào khoảng tháng 5 năm 1973, trong dịp đến thăm , tôi đã được chứng kiến một trường hợp chữa bệnh của cụ . Đó là một một bà cụ ở Hải Phòng lên, không đi lại được, người nhà phải dìu vào nhà. Sau khi gia đình bệnh nhân trình bầy, cụ hỏi : “Bây giờ, cần chữa gì trước ’’. Gia đình người bệnh đề nghị :Xin cụ chữa cho bà cụ đi lại được . Cụ chỉ tay , mỉm cười nói : “ Bà cụ đứng lên, đi lại bình thường đi ’’. Trong vòng vài giây, khi cụ dứt lời thì người bệnh ( bà cụ ) đứng ngay dậy đi lại khá nhanh nhẹn như người bình thường . Ông Lê Ngọc Vân kể tiếp : Trường hợp thứ hai là cháu Bùi Thị Hạnh 18 tuổi, con gái ông Bùi Thế Vinh, nhà ở phố Khâm Thiên , Hà Nội. Cháu Hạnh bị thấp khớp rất nặng, tay bị co quắp, chân rất đau đi phải có người dắt, cháu Hạnh nằm ở bệnh viện đã hai năm nhưng không khỏi. Ngày 15 tháng 7 năm 1973, bố con cháu Hạnh lên xin cụ chữa bệnh. Khi thấy cháu đau quá, không đứng dậy được. Cụ ôn tồn nói : Cháu dứng dậy đi xem nào. Cụ vừa dứt lời thì cháu Hạnh vụt đứng dậy, mắt mở to, nét mặt cháu vừa vui sướng , vừa kinh ngạc, cháu đi lại bình thường trước sự chứng kiến của nhiều người có mặt hôm đó. Một điều diệu kỳ nữa là hai tay co quắp của cháu cũng đã trở lại hoạt động, cháu cứ nắm ra nắm vào như tìm lại vật quý . Khi trở về nhà cháu vẫn chưa hết bàng hoàng và nói rằng : Tưởng như cháu đang nằm mơ trong chuyện thần thoại ’’.

Như đã nói ở trên, các vị thiền sư khi chữa bệnh dùng ấn quyết thì phối hợp giữa ấn và mật ngữ ( Matra), nhưng cụ Nguyễn Đức Cần khi chữa một số bệnh, cụ dùng Ấn và Mật ngữ đã chuyển đổi thành ngôn ngữ tiếng Việt và hiệu quả của việc chữa trị thấy ngay tức thì.

Trong cuốn sách này, có ảnh cụ Nguyễn Đức Cần đang điều khiển chữa bệnh liệt tay cho trung tá Vũ Hữu Hiếu ( viện Quân y 108 ) Trung tá Vũ Hữu Hiếu lúc đó công tác tại Viện quân y 108, bị bệnh nhũn não, một bên cánh tay bị liệt, đã đi chữa tại Liên Xô ( cũ ) nhưng không khỏi .

Khị ông Hiếu lên gặp Cụ Nguyễn Đức Cần xin chữa bệnh cụ đã điều khiển ngay tại chỗ cho ông Vũ Hữu Hiếu giơ bên tay bị liệt lên . Chúng ta thấy bàn tay trái của cụ, ngón chỏ là Lực đang hướng về phía người bệnh, bàn tay phải của cụ giơ cao, ngón trỏ là Tiến đang điều khiển người bệnh giơ tay lên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét