6 tháng 3, 2011

Văn hóa tâm linh có tự bao giờ?


Trước tiên chúng ta tìm hiếu định nghĩa Văn hóa là gì ?

Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin. Như vậy Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên.

Văn hóa tâm linh có từ bao giờ ?

Từ khi loài người xuất hiện trên quả đất, những hiện tượng tâm linh đã bắt đầu hình thành và phát triển. Các nhà khảo cổ, các nhà sử học và nhân chủng học đã khám phá ra nhiều bằng chứng về các dấu tích về các vật dụng để thờ cúng, từ đá và xương cốt hay các hình vẽ trên các vách đá, trong các hoạt động ,cho thấy sinh hoạt vào thời hỗn mang của loài người, đã có những nghi lễ tôn vinh thần linh . Theo những nghiên cứu khoa học , thì lúc đó cũng đã phát sinh các pháp sư, thầy phù thủy đầy uy quyền. Một số nhà khảo cổ và nhân chủng học, cho giống người Neantherdale là văn minh nhất. Nhưng các khám phá sau đó lại cho thấy, giống người Cromangnon có nhiều đặc điểm tiến hóa cao về lĩnh vực đời sống tâm linh, qua các bằng chứng cổ xưa từ các hình vẽ trên vách đá, các buổi lễ thờ cúng và các hình ảnh về ma thuật đầy màu sắc. Đặc biệt là người chết được đem chôn theo các nghi lễ đầy vẻ huyền bí.

Lý luận của một số nhà nghiên cứu về nhân chủng học, dân tộc học cho rằng, khi con người còn man dã chưa tìm ra được lửa, thì mỗi khi màn đêm xuống, nỗi lo sợ đã đổ ập xuống họ, rồi khi sống trong các hang động và tìm được lửa, thì những hình ảnh chập chờn ma quái lại càng khiến họ sợ sệt . Mặt khác những hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên như : sấm sét, núi lửa, động đất là những nguyên nhân làm họ tin tưởng đến sức mạnh vô hình nào đó, sức mạnh của các bậc thần linh.

Đền Thượng - Ba Vì

Ngày nay xã hội loài người đã có cuộc sống văn minh hơn rất nhiều. Tuy vậy , vẫn còn một số vùng hoang vắng, được xem như tận cùng của trái đất, mà ở đó có những bộ lạc còn sống cuộc đời hoang sơ, giống như thời đại đồ đá của loài người trước đây. Điều kỳ lạ là nhiều nhà thám hiểm đã len lỏi đến tận cùng các vùng xa xôi hẻo lánh ấy, để tiếp xúc với những thổ dân được xem là sơ khai, thì họ bắt gặp được nhiều điều kỳ diệu, mà các phù thủy ở đó đã thực hiện.

Nhóm nhà báo của Paris Match nổi tiếng của Pháp, đã lặn lội tiến vào một nơi được xem là sống biệt lập với thế giới loài người, tại một hoang đảo xa xôi tận Thái Bình Dương. Trên đường đi khi đi qua một con suối , có một ký giả bị té ngã và bị gãy chân phải khiêng cáng. Khi đoàn nhà báo này tới thì thấy một người đàn ông ngồi yên lặng, trên người chỉ một miếng da thú quấn ngang người mà thôi. Người đàn ông đó ra dấu đặt người ký giả bị gãy xương nằm xuống trên một miếng da gấu, hai bên đặt hai bó đuốc bằng gỗ thông, xong đâu đấy , ông đưa tay lên trời huơ huơ mấy cái, vừa huơ tay vừa đọc một tràng thổ ngữ kỳ lạ, rồi bất ngờ chỉ vào người bị gãy xương và ra hiệu ngồi dậy. Lạ lùng thay, người ký giả này tự nhiên không còn đau đớn nữa và đứng dậy một cách tự nhiên. Rồi sau đó ông ta lặng lẽ đi vào một cái hang sâu đầy rêu và rễ cây che phủ. Cùng lúc đó mọi người nhìn thấy các thổ dân trong bộ lạc đứng nhìn từ xa trên các gộp đá, cũng thoăn thoắt chạy vào hang động. Các hang động này đều đóng kín bởi các khối đá lớn.

Các ký giả Pháp suy đoán rằng người đàn ông ngồi chờ họ, là trưởng bộ lạc hoặc nhà phù thủy. Điều kỳ lạ là không hiểu nhờ đâu, mà ông ta biết được đoàn ký giả này sẽ đến, và trong đoàn có người bị tai nạn gãy chân, để chuẩn bị trước mọi thứ cần thiết. Ngoài ra phương cách trị gãy xương như vậy, rõ ràng vượt khỏi tính cách khoa học của ngành Y khoa hiện đại, nhưng kết quả lại hoàn toàn thành công. Phải chăng cư dân ở đây chữa trị chỉ bằng hiện tượng siêu linh huyền bí? William Hals River một nhà nghiên cứu nổi tiếng về văn minh của các bộ tộc , đặc biệt là các vùng hoang đảo thuộc các Châu Đại Dương, đã cho rằng nhiều nơi tuy cư dân thưa thớt với cuộc sống còn rất hoang sơ nhưng đời sống tâm linh lại rất cao.

Theo Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Phương 1989, thì có những thổ dân chữa bệnh không cần thuốc như tại Phi Lip Phin, nhiều nhà phẫu thuật đã dùng loại năng lực thuộc lĩnh vực tâm linh, đã giải quyết thành công các ca phẫu thuật, có người cho rằng họ là con cháu của những người thuộc bộ lạc Kahyna đã mai một.
Theo Rives thì nhiều bộ tộc có lắm người truyền cho nhau tư tưởng qua không gian, như hiện tượng telepathic (thần giao cách cảm). Những bộ tộc với lối sống còn hoang sơ đó, có lẽ thiên nhiên quá gần gũi với họ, và họ đã hòa tâm hồn vào cùng với núi rừng , biển cả bao la, cuộc sống của họ lại không bị vật chất ràng buộc, cho nên trí óc họ trong sáng và họ dễ dàng thu nhận những năng lượng huyền diệu, những năng lượng tâm linh chan hòa trong vũ trụ . Phải chăng điều nhận xét của nhà nghiên cứu lỗi lạc Rivers, đã chứng minh rõ ràng qua chuyến thám hiểm, của đoàn ký giả Pháp vừa kể trên.

Như vậy, chúng ta nhận thấy rằng Văn hóa tâm linh là một nền văn hóa đặc biệt,nó đặc biệt ở chỗ trong nó chứa đựng biết bao điều bí ẩn và cao cả, mà con người muốn tìm hiểu khám phá . Có thể nói từ khi có xã hội loài người thì đã có xuất hiện nền văn hóa tâm linh. Nền văn hóa đó tồn tại song song với nền văn hóa đời thường. Văn hóa tâm linh là mạch ngầm chảy trong lòng nhân loại , nó là chiếc cầu nối giữa con người và thế giới tự nhiên và ngày nay cùng với sự tiến bộ của loài người trong lĩnh vực khoa học,văn hóa tâm linh được nhìn nhận dưới góc độ của ánh sáng khoa học và nền tảng của nó là đạo đức của con người.

( Trích từ cuốn sách " Nguyễn Đức Cần - Nhà văn hóa tâm linh " tái bản lần thứ 3 )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét